Tên biệt dược: Bambutor
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Tên biệt dược: Bambutor
Tên hoạt chất: Bambuterol hydroclorid
Bambuterol là hoạt chất có khả năng làm giãn cơ trơn phế quản, ngăn ngừa tắc nghẽn đường thở do hen. Với tác động kéo dài ít nhất là 24 giờ, thuốc thường được chỉ định trong điều trị các trường hợp hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng và các bệnh lý phổi khác có kèm co thắt.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Viên nén Bambutor 10mg.
Liều khuyến cáo thông thường: 10 đến 20mg x 1 lần/ ngày, uống trước lúc đi ngủ.
Cần giảm liều ở bệnh nhân suy thận. Ở những bệnh nhân có GFR dưới 50ml/phút, liều khởi đầu được giảm một nửa. Liều này có thể điều chỉnh tùy theo mức độ đáp ứng của từng bệnh nhân.
Liều dùng ở những bệnh nhân xơ gan, người có rối loạn chức năng gan nặng do nguyên nhân khác cần được điều chỉnh theo từng cá nhân.
Trẻ em từ 6 – 12 tuổi có thể sử dụng thuốc theo liều được khuyến cáo ở người lớn. Trong khi đó, trẻ từ 2 – 5 tuổi thường dùng liều thấp hơn.
Việc dùng thuốc Bambutor cho trẻ em nên được thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Bambutor được sử dụng mỗi ngày một lần bằng đường uống. Sự hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, do vậy bạn có thể uống trước hoặc sau bữa ăn đều được.
Dùng thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ là thời điểm có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất đối với bệnh hen suyễn về đêm, vì tác dụng kiểm soát đường thở suốt đêm cho đến khi thức dậy được cải thiện nhiều nhất.
Mặc dù chưa có trường hợp quá liều nào được ghi nhận. Tuy nhiên, theo dữ liệu cho thấy sử dụng Bambutor liều cao có thể dẫn đến các triệu chứng bao gồm: nhức đầu, lo lắng, run rẩy, buồn nôn, co cứng cơ, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh và rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, tăng đường huyết, giảm kali huyết, nhiễm acid lactic.
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc nghi ngờ quá liều, bạn nên gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Nếu bạn quên uống một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Một số tác dụng phụ phổ biến được ghi nhận là có khả năng gặp phải sau khi sử dụng thuốc Bambutor bao gồm:
Mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ này còn tùy thuộc vào liều lượng thuốc mà bệnh nhân đã sử dụng. Tuy nhiên, phần lớn chúng sẽ tự động biến mất sau 1 đến 2 tuần điều trị.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Không sử dụng Bambutor cho bệnh nhân suy gan nặng hoặc người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Người mắc bệnh đái tháo đường cần phải kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn sau khi bắt đầu điều trị bằng Bambutor, bởi vì thuốc có khả năng gây tăng đường huyết.
Nguy cơ giảm kali huyết nặng có thể xảy ra trong quá trình điều trị với Bambutor.
Ở những bệnh nhân xơ gan, người có rối loạn chức năng gan nặng do nguyên nhân khác cần phải đánh giá khả năng chuyển hóa của thuốc xem có bị suy giảm hay không. Nhìn chung, bệnh nhân có vấn đề về gan được khuyên sử dụng trực tiếp chất chuyển hóa có hoạt tính của bambuterol là terbutaline thì tốt hơn.
Ngoài ra, cần thận trọng khi sử dụng thuốc này trong các trường hợp:
Thận trọng khi sử dụng thuốc Bambutor đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ.
Thuốc Bambutor có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Những thuốc có thể tương tác với thuốc Bambutor bao gồm:
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Giữ thuốc ở nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30°C.
Tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp.
Để xa tầm tay trẻ em.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bambutor. https://drugbank.vn/thuoc/Bambutor&VD-18213-13. Ngày truy cập 05/11/2021
Bambuterol. https://www.mims.com/vietnam/drug/info/bambuterol?mtype=generic. Ngày truy cập 05/11/2021
Bambuterol. https://go.drugbank.com/drugs/DB01408. Ngày truy cập 05/11/2021
Bambuterol in the Treatment of Asthma. https://journal.chestnet.org/article/S0012-3692(16)34970-4/fulltext#relatedArticles. Ngày truy cập 05/11/2021
Bambuterol. https://www.drugs.com/international/bambuterol.html. Ngày truy cập 05/11/2021
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!