backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Papain

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Papain

Tác dụng

Tác dụng của papain là gì?

Papain là chiết xuất từ quả đu đủ, được sử dụng để giảm đau và sưng (viêm) cũng như giữ nước sau chấn thương và phẫu thuật.

Papain được sử dụng để trợ giúp tiêu hóa và điều trị giun ký sinh, viêm cổ họng và họng, triệu chứng bệnh zona (herpeszoster), tiêu chảy liên tục, sốt cỏ khô, sổ mũi, bệnh vẩy nến. Papain cũng được sử dụng cùng với phương pháp điều trị thông thường cho khối u.

Một số người dùng papain trực tiếp lên da để điều trị vết thương, vết loét và vết loét nhiễm trùng.

Trong sản xuất, papain được sử dụng trong mỹ phẩm, kem đánh răng, chất tẩy rửa ống kính mềm tiếp xúc với enzyme, chất làm mềm thịt và các sản phẩm thịt. Nó cũng được sử dụng để giữ lạnh bia.

Papain có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của papain là gì?

Để điều trị đau và sưng (viêm) sau tai nạn hoặc phẫu thuật: bạn dùng 1.500mg (2.520 đơn vị FIP) papain mỗi ngày.

Liều dùng của papain có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Papain có thể không an toàn. Hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng papain?

Papain có thể gây kích thích cổ họng và dạ dày. Ở liều quá mức cho phép, papain có thể gây tổn thương cổ họng nghiêm trọng. Tiếp xúc da với papain chưa qua xử lý có thể gây kích ứng và phồng rộp. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng cũng có thể xảy ra.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng papain, bạn nên biết những gì?

Papain có thể an toàn khi uống với lượng thích hợp có trong thực phẩm, thuốc và sản phẩm bôi da.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: uống papain trong khi mang thai có thể không an toàn. Các chuyên gia lo ngại rằng thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh hoặc sẩy thai. Không đủ thông tin về sự an toàn khi sử dụng papain trong thời gian cho con bú. Không sử dụng thuốc nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Dị ứng với quả sung hoặc quả kiwi: những người dị ứng với quả sung và kiwi cũng có thể bị dị ứng với papain.

Rối loạn chảy máu: papain có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị rối loạn đông máu.

Phẫu thuật: papain có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong khi phẫu thuật. Ngưng dùng papain 2 tuần trước khi bạn được phẫu thuật.

Tương tác

Papain có thể tương tác với những thuốc nào?

Papain có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản papain như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Papain có những dạng nào?

Papain có dạng viên nang.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo