Một số tác dụng phụ chưa rõ tần suất nhưng vẫn tồn tại khả năng bệnh nhân gặp phải khi dùng thuốc Nifehexal 30mg, chẳng hạn như giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, phản ứng phản vệ, buồn ngủ, nhược cảm, đau thắt ngực, khó thở, phù phổi,…
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc Nifehexal 30mg, bạn nên lưu ý những gì?
Chống chỉ định Nifehexal 30mg cho các đối tượng sau:
- Mẫn cảm với nifedipin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Sốc tim mạch.
- Hẹp động mạch chủ trên lâm sàng độ nặng.
- Đau thắt ngực không ổn định.
- Nhồi máu cơ tim cấp tính (trong vòng 4 tuần đầu tiên).
- Đang sử dụng rifampicin.
- Phụ nữ mang thai ở 20 tuần đầu tiên và trong thời gian cho con bú.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Phải thận trọng khi dùng thuốc Nifehexal 30mg cho người bị suy tim hoặc giảm chức năng thất trái vì suy tim có thể nặng lên, phải ngừng thuốc.
Sau khi bắt đầu điều trị nếu có dấu hiệu cơn đau do thiếu máu cục bộ hoặc cơn đau sẵn có này tiến triển nặng hơn thì cần ngưng thuốc.
Phải giảm liều thuốc khi ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc có tổn thương gan.
Tránh dùng nước ép bưởi vì có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc.
Nifedipin có thể gây ức chế chuyển da.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Nifehexal 30mg trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
Phụ nữ đang mang thai
Không sử dụng Nifehexal 30mg trong thời kỳ mang thai (chống chỉ định trong 20 tuần đầu thai kỳ). Nếu chỉ định Nifehexal 30mg cho phụ nữ mang thai sau 20 tuần, chỉ nên thực hiện tại bệnh viện với các thiết bị theo dõi tương ứng (theo dõi huyết áp của mẹ và theo dõi liên tục tính mạng của thai nhi)
Thời kỳ cho con bú
Nifedipin được bài tiết vào sữa mẹ. Nồng độ nifedipin trong sữa gần như tương đương với nồng độ trong huyết thanh của mẹ. Nếu cần thiết, phải ngừng cho con bú khi đang điều trị với thuốc Nifehexal 30mg.
Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Sự phản ứng lại với thuốc khác nhau ở từng cá nhân, có thể làm ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc, nhất là hay xảy ra là khi bắt đầu điều trị, khi thay đổi thuốc và khi dùng chung với rượu.
Khuyến cáo thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể gây ra các tác dụng không mong muốn (đau đầu, chóng mặt) có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác thuốc

Thuốc Nifehexal 30mg có thể tương tác với những thuốc nào?
Những thuốc tác động lên Nifehexal 30mg
Thuốc Nifehexal 30mg được chuyển hóa bởi hệ thống cytochrom P450 3A4, nằm trên cả gan và niêm mạc ruột. Do đó, những thuốc ức chế hoặc hoạt hóa hệ thống enzyme này có thể làm thay đổi chuyển hóa bước đầu (sau khi uống) hoặc thay đổi độ thanh thải của nifedipin. Mức độ cũng như thời gian tương tác nên được đánh giá khi sử dụng nifedipin với các nhóm thuốc sau:
Thuốc cảm ứng cytochrome P450 3A4 có nguy cơ làm giảm nồng độ thuốc Nifehexal 30mg trong máu:
- Rifampicin
- Thuốc chống động kinh phenytoin, carbamazepine, phenobarbital
Thuốc ức chế cytochrome P450 3A4 có nguy cơ làm tăng nồng độ thuốc Nifehexal 30mg trong máu:
- Kháng sinh nhóm macrolide (erythromycin)
- Thuốc ức chế protease điều trị HIV (ritonavir)
- Fluoxetine
- Nhóm chống nấm azol như ketoconazol, itraconazole hoặc fluconazol.
- Nefazodone
- Quinupristin/dalfopristin
- Acid valproic
- Các thuốc kháng thụ thể histamin-H2 như Cimetidine
Những thuốc khác tác động làm tăng nồng độ nifedipin trong huyết tương như: Cisapride, diltiazem.
Tác động của Nifehexal 30mg lên những thuốc khác
Nifedipin có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp khi dùng đồng thời với các thuốc điều trị tăng huyết áp như:
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc chẹn kênh beta.
- Thuốc ức chế ACE
- Thuốc đối kháng AT-1
- Các chất đối kháng calci khác như diltiazem.
- Thuốc chẹn kênh alpha-adrenergic (đặc biệt là prazosin)
- Thuốc ức chế PDE5.
- Alpha-methyldopa.
Cần phải theo dõi bệnh nhân một cách cẩn thận khi dùng đồng thời nifedipin với thuốc ức chế beta, vì suy tim tiến triển xấu hơn trong một vài trường hợp cá biệt.
Digoxin: Việc sử dụng đồng thời nifedipin và digoxin có thể dẫn đến giảm độ thanh thải digoxin, làm tăng nồng độ huyết thanh của digoxin. Do vậy, bệnh nhân nên được kiểm tra kỹ các triệu chứng quá liều digoxin. Nếu cần thiết, việc giảm liều glycoside nên được tiến hành dựa trên nồng độ digoxin trong huyết thanh.
Quinidine: Khi dùng đồng thời nifedipin và quinidine, nồng độ quinidine bị thấp đi, hoặc sau khi ngưng dùng nifedipin, trong một vài ca đã quan sát thấy việc tăng rõ rệt nồng độ quinidine trong huyết tương. Vì lý do này, khi bắt đầu dùng thêm hoặc ngừng dùng nifedipin, khuyến cáo theo dõi nồng độ quinidine trong huyết tương và điều chỉnh liều quinidine nếu cần. Nên theo dõi huyết áp cẩn thận, nếu quinidine được dùng thêm trong khi đang sử dụng nifedipin. Nếu cần thiết, nên giảm liều nifedipin.
Tacrolimus: Tacrolimus đã được chứng minh chuyển hóa thông qua CYP3A4. Khi dùng đồng thời hai thuốc, nồng độ huyết tương của tacrolimus nên được theo dõi, nếu cần thiết, cân nhắc việc giảm liều tacrolimus.
Thuốc Nifehexal 30mg có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Bạn cần thận trọng khi dùng thuốc này với các thực phẩm sau:
- Rượu có thể làm tăng sinh khả dụng và ức chế chuyển hóa nifedipin làm tăng nồng độ thuốc trong huyết thanh.
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, rất nhiều người bệnh quan tâm đến việc tự kiểm soát huyết áp tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên. Hãy cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này qua câu hỏi: Uống nước chanh mật ong có giảm huyết áp không? đã được giải đáp bởi Thạc sĩ – Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Nương nhé! Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Nifehexal 30mg?
Bệnh nhân đái tháo đường hoặc có tổn thương gan cần phải giảm liều thuốc.
Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản Nifehexal 30mg như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!