backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Thuốc dạ dày & thông tin về 5 loại được dùng phổ biến nhất

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 08/09/2023

    Thuốc dạ dày & thông tin về 5 loại được dùng phổ biến nhất

    Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến. Nguyên nhân chính của đau dạ dày thường do viêm loét dạ dày tá tràng và tăng axit dịch vị. Vì thế, các nhóm thuốc dạ dày chủ yếu là giúp giảm đau bằng cách bảo vệ niêm mạc, cân bằng axit dịch vị. 

    Trong bài viết này của Hello Bacsi, hãy cùng tìm hiểu đau dạ dày uống thuốc gì, hay những loại thuốc dạ dày thường gặp nhất tại Việt Nam nhé! 

    5 loại thuốc dạ dày thường gặp 

    Đau dạ dày là một tình trạng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và học tập của nhiều người. Đặc biệt tỷ lệ đau dạ dày tại Việt Nam ngày càng gia tăng nên hầu hết tủ thuốc gia đình nào cũng chuẩn bị sẵn một số loại thuốc dạ dày. Một số loại thuốc thường gặp gồm: 

    1. Thuốc dạ dày Yumangel (thuốc dạ dày chữ Y)

    thuốc dạ dày chữ y

    Yumangel là một thuốc trào ngược dạ dày thuộc nhóm kháng acid, chống trào ngược và chống loét dạ dày với thành phần chính là almagate. Thuốc được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống, màu trắng. 

    Công dụng chính: 

    Yumangel còn thường được gọi là thuốc dạ dày chữ Y, được dùng trong các trường hợp viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, các vấn đề liên quan đến tăng tiết axit dịch vị khác,…

    Cách dùng: 

    Bạn uống 4 gói mỗi ngày, uống mỗi lần 1 gói trước bữa ăn 1-2 giờ hoặc trước khi ngủ. Đối với trẻ em, dùng một nửa liều của người lớn.

    Chống chỉ định:

    Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc dạ dày chữ Y. 

    2.Thuốc trị trào ngược dạ dày Gaviscon

    thuốc dạ dày gaviscon

    Gaviscon là thuốc dạ dày tác động kép với hai thành phần hoạt chất là calci carbonat, natri bicarbonat) và alginat. 

    Công dụng chính: 

    Điều trị các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu và ợ chua liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản sau ăn, đang mang thai hoặc bệnh nhân viêm thực quản. 

    Cách sử dụng: 

    Ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Thuốc chống trào ngược dạ dày Gaviscon ở dạng hỗn dịch uống được dùng với liều 1-2 gói/lần, dùng 4 lần mỗi ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Trẻ em chỉ dùng theo liều chỉ định từ bác sĩ. 

    Thận trọng khi dùng thuốc cho những nhóm đối tượng sau: 

    • Nồng độ axit dịch vị thấp. 
    • Trẻ em dưới 12 tuổi. 
    • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 
    • Người bị tăng canxi huyết, nhiễm canxi sỏi thận hay canxi sỏi thận tái phát. 

    Ngoài ra, cũng cần thận trọng khi dùng thuốc trào ngược dạ dày này cho các bệnh nhân kiêng muối có liên quan đến bệnh tim mạch hay suy thận. 

    3. Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P)

    thuốc dạ dày chữ p

    Phosphalugel hay thường được gọi là thuốc dạ dày chữ P vàng, thuốc sữa dạ dày, có thành phần nhôm phosphat, là một nhóm thuốc kháng axit, giúp làm giảm nồng độ axit dạ dày. 

    Công dụng chính: 

    Thuốc sữa dạ dày Phosphalugel thường được dùng để điều trị cơn đau dạ dày, bỏng rát và tình trạng khó chịu do axit dư thừa ở dạ dày và thực quản gây ra. 

    Cách sử dụng: 

    Thuốc chữ P vàng ở dạng hỗn dịch uống. Liều dùng khuyến cáo là từ 1-2 gói, mỗi ngày uống từ 2-3 lần. Thuốc này tốt nhất nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dùng khi đau dạ dày. 

    Một số lưu ý khi dùng thuốc Phosphalugel: 

    Không nên dùng quá 6 gói thuốc chữ P vàng mỗi ngày, bởi việc dùng nhiều hơn 6 gói không thể hiện hiệu quả điều trị tốt hơn. Trường hợp không bớt đau nếu đã dùng 6 gói Phosphalugel/ngày, hãy đi khám bác sĩ để được chỉ định điều trị phù hợp. 

    Không nên dùng thuốc dạ dày chữ P cho phụ nữ đang mang thai, người bệnh thận nặng hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 

    Người mắc bệnh xơ gan, không dung nạp fructose, dị ứng với thực phẩm,… cũng cần thảo luận với bác sĩ trước khi dùng thuốc. 

    4. Thuốc đau dạ dày Maalox 

    thuốc dạ dày maalox

    Maalox là thuốc chứa thành phần hỗn hợp nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd hoặc có thể thêm simethicon (trong Maalox Plus), thuốc hoạt động theo cơ thế kháng axit dạ dày.

    Công dụng chính: 

    Thuốc dạ dày Maalox thường được chỉ định trong các trường hợp: 

    • Điều trị viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng. 
    • Giảm acid dịch vị dư thừa trong dạ dày gây ra các tình trạng ợ nóng, ợ chua, nóng trong và buồn nôn. 

    Cách sử dụng:

    Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: sử dụng khoảng 1-2 viên/lần, tối đa 6 lần trong ngày. 

    Chống chỉ định: 

    Không dùng thuốc Maalox trong các trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc và không dùng ở người suy thận. 

    5. Thuốc Gastropulgite® 

    thuốc dạ dày gastropulgite

    Với thành phần attapulgite (nhôm hydrate, magie silicat), thuốc dạ dày Gastropulgite® có tác dụng hấp phụ độc tố, giúp cơ thể loại bỏ các vi khuẩn gây nên bệnh tiêu chảy và giảm mất nước. Ngoài ra, thuốc này có tác dụng tạo thành lớp màng bao phủ mạnh trên khắp bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ niêm mạc ruột. 

    Cách sử dụng: 

    • Với người lớn: uống từ 2-4 gói thuốc Gastropulgite® mỗi ngày, pha trong nửa cốc nước.
    • Với trẻ em trên 6 tuổi:  uống 1/3 đến 1 gói, 3 lần mỗi ngày tùy thuộc độ tuổi. Hiện nay, chưa có thiết lập an toàn về liều dùng thuốc này cho trẻ dưới 6 tuổi.

    Những lưu ý cần biết khi dùng thuốc dạ dày 

    • Luôn sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì hoặc chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Không nên lạm dụng thuốc đau dạ dày, có nguy cơ gây tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe. 
    • Khi có các dấu hiệu đau dạ dày, nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh như ăn uống điều độ, nghỉ ngơi đầy đủ,…
    • Không nên uống rượu khi đang uống thuốc dạ dày. 
    • Nếu các triệu chứng nặng nề hơn hoặc không thuyên giảm sau 2 tuần điều trị với các loại thuốc trị đau dạ dày không kê đơn, nên nhanh chóng đi khám bác sĩ.

    Bài viết trên đã thống kê thông tin về các thuốc đau dạ dày phổ biến để bạn dễ dàng lựa chọn hơn. Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn. Hãy kết hợp giữa thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt để những cơn đau và trào ngược dạ dày không tái diễn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

    Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


    Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 08/09/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo