Chưa có thống nhất về liều thích hợp nhất. Đã sử dụng liều 6-8 viên/ngày trong 3 tháng ở người lớn.
Liều dùng dành cho người lớn nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii
Chưa có thống nhất về liều thích hợp nhất. Liều nên dựa trên kinh nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, để dự phòng, có thể dùng liều như trong dự phòng viêm phổi do Pneumocystis jiroveci.
Liều dùng cho trẻ em như thế nào?
Thuốc Trimeseptol thường dùng cho trẻ em trên 12 tuổi. Trẻ nhỏ chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ. Một số liều dùng tham khảo:
Liều dùng dành cho trẻ em bị nhiễm khuẩn cấp tính
Bạn cho trẻ uống 6mg trimethoprim/kg + 30mg sulfamethoxazol/kg thể trọng/ngày. Trẻ em trên 12 tuổi hoặc trên 53kg: 2 viên/lần, uống 2 lần/ngày.
Điều trị nên được tiếp tục cho đến khi bệnh nhân không còn triệu chứng trong hai ngày, phần lớn cần điều trị trong ít nhất 5 ngày. Nếu triệu chứng lâm sàng không được cải thiện rõ ràng sau 7 ngày điều trị, cần đánh giá lại bệnh nhân.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới cấp tính không biến chứng: Đợt điều trị ngắn từ 1-3 ngày đã được chứng minh là có hiệu quả.
Liều dùng cần được điều chỉnh ở những người có chức năng thận suy giảm.
Liều dùng dành cho trẻ em bị viêm phổi do Pneumocystis jiroveci
Điều trị: Cần dùng liều cao hơn, dùng (20mg trimethoprim + 100mg sulfamethoxazol)/1kg thể trọng/1 ngày, chia thành 2 hoặc nhiều lần, sử dụng trong 2 tuần.
Phòng ngừa: Trẻ em có thể sử dụng thuốc Trimeseptol 480mg để phòng ngừa viêm phổi do Pneumocystis jiroveci trong giai đoạn có nguy cơ cao với các chế độ liều:
- Liều khuyến cáo chia 2 lần/ngày, 7 ngày/tuần
- Liều khuyến cáo chia 2 lần/ngày, 3 ngày/tuần (các ngày xen kẽ)
- Liều khuyến cáo chia 2 lần/ngày, 3 ngày/tuần (các ngày liên tiếp)
- Liều khuyến cáo chia 1 lần/ngày, 3 ngày/tuần (các ngày liên tiếp)
- Liều điều trị hàng ngày xấp xỉ 150mg trimethoprim/m2/ngày và 750mg sulfamethoxazol/m2/ngày. Tổng liều hàng ngày không được vượt quá 320mg trimethoprim và 1600mg sulfamethoxazol
Cách dùng
Bạn nên dùng Trimeseptol như thế nào?
Thuốc dùng đường uống, nên uống với nước lọc. Để hạn chế khả năng gây kích ứng đường tiêu hóa, bạn nên uống thuốc trong bữa ăn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về cách dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Triệu chứng quá liều bao gồm: Buồn nôn, nôn, chóng mặt và nhầm lẫn. Suy tủy đã được báo cáo trong quá liều trimethoprim cấp.
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Bạn có thể gặp phải tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Trimeseptol 480mg?

Các tác dụng không mong muốn được ghi nhận ở những người dùng thuốc Trimeseptol gồm:
- Nhiễm trùng: Bội nhiễm nấm Candida (thường gặp).
- Máu và bạch huyết: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, thiếu máu bất sản, ban xuất huyết, tan máu ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD (rất hiếm gặp).
- Hệ miễn dịch: Bệnh huyết thanh, quá mẫn, viêm cơ tim dị ứng, phù mạch, sốt do thuốc, viêm mạch máu dị ứng giống ban xuất huyết Henoch-Schoenlein, viêm nút quanh động mạch, lupus ban đỏ hệ thống (rất hiếm gặp).
- Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng kali máu (rất thường gặp), giảm glucose huyết, giảm natri huyết, chán ăn (rất hiếm gặp).
- Tâm thần: Trầm cảm, ảo giác (rất hiếm gặp)
- Thần kinh: Đau đầu (thường gặp), viêm màng não vô khuẩn, co giật, viêm dây thần kinh ngoại vi, mất điều hòa, chóng mặt, ù tai, hoa mắt (rất hiếm gặp).
- Hô hấp: Ho, thở ngắn, thâm nhiễm phổi (rất hiếm gặp)
- Tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy (thường gặp), nôn (ít gặp), viêm lưỡi, viêm miệng, viêm đại tràng giả mạc, viêm tụy (rất hiếm gặp)
- Mắt: Viêm màng mạch nho mắt (rất hiếm gặp)
- Gan mật: Vàng da ứ mật, tăng nồng độ bilirubin, hoại tử gan (rất hiếm gặp)
- Da: Phát ban (thường gặp), nhạy cảm với ánh sáng, viêm da tróc vảy, phát ban cố định, ban đỏ đa dạng (rất hiếm gặp)
- Cơ xương và mô liên kết: Đau khớp, đau cơ (rất hiếm gặp)
- Sinh dục – tiết niệu: Suy thận, viêm thận kẽ (rất hiếm gặp)
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!