backup og meta

Onglyza

Onglyza

Tên hoạt chất: 

  • Onglyza 2,5mg: Saxagliptin hydroclorid (dạng khan) 2,79mg tương ứng với Saxagliptin 2,5mg.
  • Onglyza 5mg: Saxagliptin hydroclorid (dạng khan) 5,58mg tương ứng với Saxagliptin 5mg.

Tên thương mại: Onglyza 

Phân nhóm: thuốc trị đái tháo đường

 

Công dụng thuốc Onglyza

Công dụng thuốc Onglyza là gì?

Onglyza được dùng để hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và luyện tập nhằm giúp kiểm soát glucose trong máu ở người trưởng thành bị đái tháo đường tuýp 2.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Onglyza cho người lớn như thế nào?

Liều khuyến cáo: 2,5mg hoặc 5mg/lần, 1 lần/ngày, không cần dùng với thức ăn.

Đối với người bị suy thận trung bình hoặc nặng (CrCl ≤ 50 ml/phút): 2,5mg/lần, 1 lần/ngày, không cần dùng cùng thức ăn.

Người đang dùng các chất ức chế cytocrom P45 3A4/5 (như ketoconazol): 2,5mg mỗi ngày.

Cách dùng

Bạn nên dùng Onglyza như thế nào?

Bạn có thể uống Onglyza vào bất kì lúc nào trong ngày, trong hoặc ngoài bữa ăn. Bạn nên uống nguyên viên thuốc, không nên cắn hoặc bẻ thuốc.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn cần dùng thường xuyên và quên uống một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Thuốc Onglyza có thể gây ra tác dụng phụ nào?

Các tác dụng phụ thường gặp của Onglyza là:

Ở người dùng phối hợp Onglyza và thiazolidindion, họ sẽ bị mắc phù ngoại vi nhiều hơn so với dùng thuốc đơn lẻ.

Thận trọng

Khi dùng thuốc Onglyza, bạn cần lưu ý gì?

Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc Onglyza.

Một số lưu ý khi dùng thuốc như:

  • Ngừng thuốc ngay lập tức nếu bị viêm tụy cấp.
  • Người bệnh có thể hạ huyết áp khi dùng thuốc phối hợp với sulfonylure, insulin. Để hạn chế nguy cơ, bác sĩ sẽ giảm liều dùng các thuốc phối hợp.
  • Nếu bị dị ứng trong quá trình dùng Onglyza, bạn hãy ngừng thuốc ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ có thể đề xuất phương pháp khác để điều trị đái tháo đường.
  • Không có nghiên cứu lâm sàng nào khẳng định chắc chắn khả năng giảm nguy cơ trên mạch máu lớn khi dùng Onglyza hay các thuốc điều trị đái tháo đường khác.

Những lưu ý khi dùng thuốc Onglyza cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ có thai

Chưa có nghiên cứu về sử dụng saxagliptin ở phụ nữ có thai. Tốt nhất, bạn không nên sử dụng Onglyza trong thời kỳ mang thai trừ trường hợp cần thiết.

Phụ nữ cho con bú

Các chuyên gia vẫn chưa biết saxagliptin có bài tiết vào sữa ở người hay không. Tốt nhất, bạn không nên sử dụng Onglyza trong thời kỳ cho con bú trừ trường hợp cần thiết.

Tương tác thuốc

Thuốc Onglyza có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Onglyza có thể tương tác với các chất ức chế CYP3A4/5, làm tăng nồng độ saxagliptin.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Onglyza như thế nào?

Bạn nên bảo quản Onglyza ở nhiệt độ dưới 30°C.

Dạng bào chế

Thuốc Onglyza có những dạng nào?

Thuốc Onglyza có dạng viên nén bao phim.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Onglyza. http://www.mims.com/vietnam/drug/info/onglyza/?type=vidal. Ngày truy cập 01/10/2019

Onglyza. https://www.onglyza.com/. Ngày truy cập 01/10/2019

Onglyza. https://www.drugs.com/onglyza.html. Ngày truy cập 01/10/2019

Phiên bản hiện tại

22/01/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Người bị tiểu đường có tăng cân không và cách kiểm soát?

Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường tốt nhất là bao nhiêu?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 22/01/2020

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo