backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Các loại thuốc ho: Hiểu rõ để dùng đúng!

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 01/11/2022

    Các loại thuốc ho: Hiểu rõ để dùng đúng!

    Ho là một phản xạ để đẩy dị vật ra ngoài đường thở, bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên những cơn ho kéo dài cũng sẽ làm bạn mất ngủ và cản trở nhiều hoạt động trong ngày. Trong bài viết này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về các loại thuốc ho thường gặp, để qua đó biết cách kiểm soát cơn ho đúng lúc, đúng thuốc nhé! 

    Hiểu đúng về phản xạ ho 

    Trước khi tìm hiểu về các loại thuốc ho phổ biến hiện nay, ta hãy tìm hiểu sơ qua về triệu chứng ho nhé! Ho thực chất là một phản xạ của cơ thể khi gặp tác nhân gây kích thích hoặc tắc nghẽn hầu họng. Trong đó, ho khan thường liên quan đến các tác nhân gây kích thích như khói thuốc, bụi hay virus,…còn ho có đờm thường liên quan đến dịch đặc gây tắc nghẽn hầu họng. 

    Chính vì thế, trong một số trường hợp ho nhẹ, bác sĩ hay dược sĩ thường khuyến cáo bạn không nên dùng các loại thuốc ho mà thay vào đó, để cơ thể tự tống xuất tác nhân gây kích thích và tống chất nhầy ra khỏi đường hô hấp. Nếu ho gây khó ngủ và ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày, lúc này bạn nên cân nhắc dùng thuốc.  

    Thuốc ho gồm mấy loại? 

    Dựa trên bản chất của cơn ho, các loại thuốc trị ho cũng được phân loại theo đó thành các loại thuốc trị ho có đờm và các loại thuốc trị ho khan

    Các loại thuốc ho trị ho có đờm 

    Các loại thuốc ho trị ho có đờm

    Các loại thuốc ho chủ yếu làm long đờm, được xếp vào nhóm thuốc trị ho có đờm gồm có: 

    Thuốc làm giảm tính nhạy cảm của các thụ thể ho ngoại biên

    Đây là các loại thuốc ho làm tăng tiết dịch để bảo vệ đường hô hấp chống lại các tác nhân kích thích và làm tan các chất này, giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ chúng. Các thuốc làm tăng tiết dịch chủ yếu hoạt động theo 2 cơ chế:

    • Thuốc làm giảm kích thích thụ thể ho, như terpin, guaiacol, eucalyptol. Những loại tinh dầu này cũng đồng thời giúp sát khuẩn đường thở. Lưu ý: Không dùng guaiacol cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi .
    • Thuốc giảm sản xuất chất nhầy bằng cách giãn cơ trơn phế quản: thuốc kháng cholinergic xịt như ipratropium và tiotropium được cho là giảm sản xuất chất nhầy. Tuy nhiên hiệu quả trị ho của thuốc không giống nhau ở tất cả các trường hợp.

    Thuốc làm tiêu chất nhầy 

    Dựa trên cơ chế “cắt nhỏ” những chất nhầy ở đường hô hấp, thuốc tiêu chất nhầy giúp đờm lỏng hơn, dễ được tống xuất ra ngoài qua hệ thống lông chuyển hoặc nhờ vào khạc nhổ. Tuy nhiên, các loại thuốc tiêu chất nhầy đồng thời cũng phá vỡ hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày, cần thận trọng khi dùng thuốc cho người bị viêm dạ dày – tá tràng. Các loại thuốc tiêu chất nhầy thường gặp gồm: 

    Các loại thuốc ho trị ho khan 

    Các loại thuốc ho trị ho khan

    Một trong những lưu ý quan trọng khi dùng các loại thuốc ho trị ho khan là không dùng trong các trường hợp ho có đờm, đặc biệt là những trường hợp cơn ho nhằm giúp tống xuất chất đàm như trong bệnh viêm phế quản. Vì lúc này, ho được xem là một phản xạ có lợi, giúp bảo vệ cơ thể. 

    Các loại thuốc giảm ho khan được phân làm các loại: 

    Thuốc giảm ho ngoại biên 

    Các loại thuốc ho này làm giảm độ nhạy của các thụ thể gây ho ở đường hô hấp .

    • Thuốc làm dịu ho do có tác dụng làm dịu, bảo vệ các thụ thể cảm giác ở họng, hầu: Mật ong, glycerol, siro đường mía.
    • Thuốc gây tê các ngọn dây thần kinh gây ho: Benzonatate, menthol (bạc hà), bupivacaine, lidocaine.

    Thuốc giảm ho trung ương 

    • Codeine

    Codeine (methylmorphine) là alcaloid của thuốc phiện, được hấp thu tốt hơn morphin khi uống, đồng thời ít gây các tác dụng phụ và ít gây nghiện hơn nhưng tác dụng giảm đau cũng kém hơn. Nhờ vào tác dụng ức chế trực tiếp trung tâm ho, codein giúp giảm ho nhưng làm khô và tăng độ đặc quánh đờm.

    Vì vậy, codein phù hợp dùng cho người bị ho khan khó chịu, mất ngủ; điều trị đau nhẹ và vừa. Không sử dụng thuốc cho người bị mẫn cảm với thuốc, bệnh gan, suy hô hấp, trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai .

    • Pholcodin

    Tác dụng giảm ho mạnh hơn 1.6 lần codein, đồng thời ít gây tác dụng phụ hơn. 

  • Dextromethorphan
  • Thuốc giảm ho theo cơ chế ức chế trung tâm ho tương tự như codein. Tuy nhiên, dextromethorphan ít gây tác dụng phụ hơn, không gây nghiện, rất ít an thần và không có tác dụng giảm đau.

    Dextromethorphan hiệu quả tốt trong các trường hợp ho khan, mãn tính. Chống chỉ định cho các đối tượng dị ứng với thuốc, trẻ dưới 2 tuổi, đang dùng thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO). Ngoài ra, người có nguy cơ hoặc đang suy giảm hô hấp, người có tiền sử bị hen, dị ứng phải thận trọng khi sử dụng thuốc này.

    • Noscapine

    Đây là một trong các loại thuốc ho có tác dụng, cách dùng, tác dụng không mong muốn và thận trọng tương tự như dextromethorphan. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng thuốc cho phụ nữ chuẩn bị mang thai vì có thể gây đột biến.

    Thuốc kháng histamin 

    Một số thuốc kháng histamin H1 trung ương và ngoại biên (thế hệ 1) có tác dụng chống dị ứng. Vì thế, phù hợp để chỉ định trong các trường hợp ho do dị ứng, ho do kích ứng, đặc biệt là ho về đêm. Tuy nhiên, thuốc gây an thần. Một số thuốc kháng histamin thường được chỉ định để giảm ho gồm có: Alimemazin, diphenhydramine

    Trên đây là thông tin về các loại thuốc ho phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những loại thuốc trị ho và những lưu ý khi sử dụng nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

    Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


    Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 01/11/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo