backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Lưu huỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Cang Lữ · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Lưu huỳnh

Tên gốc: lưu huỳnh

Tên biệt dược: Acnotex®, Fostril®, Liquimat Light®, Liquimat Medium®, Rezamid®, Sulfo-Lo®, Sulfoam®, Sulforcin®, Sulmasque®, Sulpho-Lac®, Sulpho-Lac Soap®, Rezamid® (obsolete), Sulforcin® (obsolete), Acnotex® (obsolete)

Phân nhóm: thuốc trị mụn

Tác dụng

Tác dụng của thuốc lưu huỳnh là gì?

Thuốc lưu huỳnh thường được sử dụng để điều trị nhiều loại rối loạn về da. Kem, sữa dưỡng da, thuốc mỡ và xà phòng lưu huỳnh được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Thuốc mỡ lưu huỳnh được sử dụng để điều trị viêm da tiết bã và bệnh ghẻ.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc lưu huỳnh cho người lớn như thế nào?

Lượng thuốc mà bạn dùng phụ thuộc vào tác động của thuốc. Ngoài ra, số liều bạn uống mỗi ngày, khoảng thời gian giữa các liều và thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị mụn

  • Đối với thuốc dạng kem và xà phòng, bạn sử dụng trên da khi cần thiết;
  • Đối với thuốc dạng sữa dưỡng da, bạn sử dụng 2-3 lần mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm da tiết bã

Đối với thuốc dạng mỡ, bạn sử dụng thuốc mỡ 5-10%, một hoặc hai lần mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh ghẻ

Đối với thuốc dạng mỡ, bạn sử dụng thuốc mỡ 6% mỗi đêm trong ba đêm.

Liều dùng thuốc lưu huỳnh cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc lưu huỳnh như thế nào?

Bạn hãy sử dụng thuốc này theo chỉ dẫn. Không sử dụng thuốc thường xuyên và kéo dài hơn so với khuyến cáo trên nhãn thuốc, trừ khi có hướng dẫn của bác sĩ.

Không được để thuốc dính vào mắt, nếu bạn vô tình để thuốc dính vào mắt mắt, hãy nhẹ nhàng rửa với nhiều nước.

  • Thuốc dạng kem hoặc sữa dưỡng da lưu huỳnh. Trước khi thoa thuốc, bạn hãy rửa vùng da bệnh bằng xà bông và nước, sau đó lau khô và nhẹ nhàng thoa đủ lượng thuốc lên các vùng da bị bệnh;
  • Thuốc mỡ lưu huỳnh để điều trị bệnh viêm da tiết bã. Trước khi thoa thuốc, bạn hãy rửa vùng da bị bệnh bằng xà bông và nước, sau đó lau khô và nhẹ nhàng thoa đủ lượng thuốc lên các vùng da bị bệnh;
  • Thuốc mỡ lưu huỳnh để điều trị bệnh ghẻ. Trước khi áp dụng thuốc, bạn hãy tắm rửa toàn thân bằng xà bông và nước, sau đó lau khô người. Trước lúc đi ngủ, bạn hãy thoa đủ lượng thuốc lên cơ thể từ cổ trở xuống và thoa nhẹ nhàng. 24 giờ sau, bạn hãy tắm rửa để loại bỏ thuốc khỏi cơ thể. Trước khi thoa thuốc lần nữa, bạn có thể tắm. 24 giờ sau khi thoa thuốc này, bạn nên tắm kỹ lại;
  • Xà phòng lưu huỳnh. Bạn tắm rửa bằng xà phòng và nước ấm, rửa kỹ vùng da bị bệnh, sau đó thoa thuốc lại một lần nữa và chà xát nhẹ nhàng trong vài phút. Cuối cùng, bạn lau lớp bọt dư thừa bằng khăn tắm hoặc khăn giấy mà không cần rửa lại.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc lưu huỳnh?

Thuốc lưu huỳnh có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Tình trạng kích ứng da (không xảy ra trước khi sử dụng thuốc này);
  • Một số tác dụng phụ có thể xảy ra mà không cần bạn phải đến bác sĩ khám. Những tác dụng phụ có thể mất đi trong quá trình điều trị khi cơ thể bạn tiếp nhận thuốc. Ngoài ra, chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể cho bạn biết cách ngăn chặn hoặc giảm một số tác dụng phụ. Bạn hãy báo với bác sĩ nếu có bất kỳ tác tác dụng phụ nào kéo dài, gây khó chịu như da bị đỏ và lột da (có thể xảy ra sau một vài ngày).

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc lưu huỳnh, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc lưu huỳnh, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn đang dùng bất cứ loại thuốc khác, kể cả những thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn, sản phẩm thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc lưu huỳnh hoặc bất kỳ thuốc nào khác.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý:

  • Khi sử dụng lưu huỳnh, không sử dụng bất kỳ chế phẩm nào sau đây với lưu huỳnh lên cùng vùng da bị bệnh, trừ khi có hướng dẫn của bác sĩ: xà phòng hoặc chất tẩy rửa có tính chất mài mòn, sản phẩm chứa rượu, bất kỳ sản phẩm trị mụn dạng bôi hoặc chứa tác nhân gây bong tróc, ví dụ như benzoyl peroxide, resorcinol, axit salicylic, tretinoin, mỹ phẩm, xà phòng làm khô da, mỹ phẩm chứa thuốc hoặc những loại thuốc bôi lên da khác;
  • Không sử dụng bất kỳ thuốc bôi chứa thủy ngân nào, chẳng hạn như thuốc mỡ thủy ngân, trên cùng vùng da có sử dụng thuốc lưu huỳnh chúng có thể gây ra mùi hôi, kích ứng da và có thể làm tối da. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về điều này, hãy hỏi chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc lưu huỳnh trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc lưu huỳnh có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc lưu huỳnh có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc lưu huỳnh có tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thuốc lưu huỳnh có thể tương tác với thức ăn hoặc rượu và làm thay đổi hoạt động thuốc hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá trước khi dùng thuốc.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc lưu huỳnh?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc lưu huỳnh như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc lưu huỳnh có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc lưu huỳnh có những dạng và hàm lượng sau:

  • Thuốc dạng kem: 2%;
  • Thuốc dạng sữa dưỡng da: 2%, 5%;
  • Thuốc dạng mỡ: 0,5%, 10%;
  • Thuốc dạng xà phòng: 0,5%, 10%.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Cang Lữ · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo