Kim tiền thảo râu mèo: Viên uống hỗ trợ điều trị sỏi thận

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 10/08/2022

Kim tiền thảo râu mèo: Viên uống hỗ trợ điều trị sỏi thận
Quảng cáo

Kim tiền thảo râu mèo là một loại thực phẩm bổ sung sức khỏe gồm hai thành phần có khả năng lợi tiểu và được chứng minh có ích cho việc điều trị sỏi thận là kim tiền thảo và cây râu mèo. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tác dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng viên uống này trong bài viết sau đây của Hello Bacsi nhé!

Tác dụng

Kim tiền thảo râu mèo có tác dụng gì?

Kim tiền thảo râu mèo là thực phẩm bổ sung sức khỏe được kết hợp từ các nguyên liệu thảo dược gồm kim tiền thảo và râu mèo.

Tác dụng của kim tiền thảo

Kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osb), thuộc họ Đậu (Fabaceae).

Theo y học cổ truyền, kim tiền thảo là dược liệu thường dùng trong điều trị các bệnh sỏi thận, sỏi túi mật, bàng quang, phù thũng và các bệnh về thận khác.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, kim tiền thảo được chứng minh có khả năng:

  • Lợi tiểu: thảo dược này giúp loại bỏ sỏi calci oxalat, calci phosphat ra khỏi cơ thể.
  • Kháng viêm nên giảm viêm nhiễm đường tiết niệu, giảm phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi tống các loại sỏi ra ngoài, và làm giảm các triệu chứng đau buốt khi đi tiểu, hay đi tiểu nhiều lần, phù thũng.

Ngoài ra, kim tiền thảo còn có tác dụng kháng khuẩn, giãn mạch và hạ huyết áp.

kim tiền thảo râu mèo có tác dụng gì

Tác dụng của râu mèo

Thành phần râu mèo trong kim tiền thảo râu mèo là dược liệu có tên khoa học là Orthosiphon stamineus Benth, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).

Theo y học cổ truyền, râu mèo được dùng điều trị bệnh sỏi thận, sỏi túi mật nhờ vào tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và trừ thấp. Theo các nghiên cứu dược lý lâm sàng hiện đại, dược liệu này rất có ích trong điều trị bệnh thận và phù thũng. Nhờ vào thành phần hoạt chất orthosiphonin và muối kali có tác dụng giữ cho acid uric, muối urat ở dạng hòa tan và làm tăng sự bài tiết citrat và oxalat vào nước tiểu. Do đó, râu mèo giúp phòng ngừa sự lắng đọng citrat, oxalat trong cơ thể nên ngăn ngừa sự tạo thành sỏi thận.

Trong điều trị sỏi thận, để ngăn chặn sự phát triển của sỏi canxi, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn thuốc lợi tiểu thiazide như: Hydrochlorothiazide.

Chỉ định và chống chỉ định

kim tiền thảo râu mèo làm tan sỏi thận

Chỉ định

  • Điều trị các loại sỏi đường tiết niệu: sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi thận và sỏi mật.
  • Phối hợp trong điều trị viêm bể thận, viêm túi mật, viêm gan, vàng da.
  • Chữa phù thũng, chữa đi tiểu đau, đi tiểu nhiều lần.
Bạn có thể tham khảo thêm: Stonebye
Stonebye là một thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần râu ngô, kim tiền thảo, râu mèo, xa tiền tử, nhọ nồi, bán biên liên, hoàng bá cũng được thường sử dụng cho người mắc sỏi thận và các bệnh về thận khác.

Chống chỉ định

Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của Kim tiền thảo râu mèo.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng của Kim tiền thảo râu mèo cho người lớn như thế nào?

Uống 3-4 viên/lần, ngày uống 3 lần.

Liều dùng Kim tiền thảo râu mèo cho trẻ em như thế nào?

Không có thông tin về liều dùng của kim tiền thảo râu mèo cho trẻ em.

Cách dùng

cách sử dụng kim tiền thảo râu mèo

Bạn nên dùng Kim tiền thảo râu mèo như thế nào?

Chế phẩm thường được bào chế dưới dạng viên dùng đường uống. Nên uống sau bữa ăn và uống với nhiều nước.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Hiện nay, chưa có dữ liệu ghi nhận trường hợp quá liều viên uống kim tiền thảo râu mèo. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn liều cụ thể từ bác sĩ, nên không tự ý tăng liều lượng viên uống.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Kim tiền thảo râu mèo?

Chưa có dữ liệu ghi nhận về các tác dụng không mong muốn khi dùng kim tiền thảo râu mèo. Tuy nhiên, khi uống viên uống bổ sung sức khỏe này, nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được được thời can thiệp.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng Kim tiền thảo râu mèo, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi sử dụng hãy đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì và các thông tin tham khảo trên. Nếu cần thiết, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể với tình trạng sức khỏe và bệnh lý hiện tại của bạn nhé!

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng kim tiền thảo râu mèo trong trường hợp đặc biệt

Phụ nữ có thai không được sử dụng Kim tiền thảo râu mèo.

Chưa có thông tin về an toàn dành cho phụ nữ đang cho con bú khi dùng viên uống này. Vì thế, nên thận trọng khi dùng.

Với người bị đau dạ dày, nên dùng viên uống khi no.

Tương tác thuốc

Kim tiền thảo râu mèo có thể tương tác với những thuốc nào?

Chưa có dữ liệu ghi nhận tương tác của kim tiền thảo râu mèo với các loại thuốc, thực phẩm bổ sung sức khỏe khác. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tự ý kết hợp thuốc hay viên uống bổ sung sức khỏe lại với nhau khi chưa biết tương tác giữa chúng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ/dược sĩ khi có ý định kết hợp kim tiền thảo râu mèo với bất kỳ thuốc hay thực phẩm bổ sung sức khỏe nào khác.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản kim tiền thảo râu mèo như thế nào?

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.Tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào sản phẩm. Và để tránh xa tầm tay trẻ em.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 10/08/2022

Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo