backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Cetrisyn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Ngân Châu · Ngày cập nhật: 20/02/2022

Cetrisyn

Tên biệt dược: Cetrisyn.

Tên hoạt chất: Cetirizin hydroclorid.

Tác dụng

Thuốc Cetrisyn có tác dụng gì?

Cetirizine (Cetrisyn) là một thuốc kháng histamine, được sử dụng ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi để điều trị các trường hợp dị ứng như:

Một số tác dụng khác của thuốc Cetrisyn không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ. 

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Thuốc Cetrisyn có những dạng và hàm lượng nào?

Viên nén bao phim Cetrisyn 10 mg.

Liều dùng thuốc Cetrisyn cho người lớn như thế nào?

Liều khuyến cáo thông thường cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi là: 10 mg/lần/ngày. 

Bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinin từ 11 – 31 ml/phút), người đang thẩm tích máu (độ thanh thải creatinin dưới 7 ml/phút và bệnh nhân suy gan chỉ nên dùng liều 5 mg/lần/ngày.

Liều dùng thuốc Cetrisyn cho trẻ em như thế nào?

Trẻ em dưới 6 tuổi chưa có khuyến cáo sử dụng thuốc này.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Cetrisyn như thế nào? 

Thuốc Cetrisyn được sử dụng bằng đường uống, có thể cùng với thức ăn hoặc không. Bạn nên nuốt nguyên vẹn viên nén cùng với một ít nước, không được nhai nghiền hay bẻ nát để tránh làm mất tác dụng của thuốc.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều thuốc Cetrysin?

Quá liều thuốc Cetrisyn có thể gây ra một số triệu chứng như là ngủ gà ở người lớn và kích động ở trẻ em. Để đảm bảo an toàn trong trường hợp khẩn cấp hoặc nghi ngờ quá liều, bạn cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất để được xử trí kịp thời.

Ngoài ra, bạn cũng cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều thuốc Cetrysin?

Nếu bạn quên uống một liều thuốc Cetrysin, hãy dùng càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thuốc cetrisyn

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Cetrisyn?

Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm:

  • Buồn ngủ, ngủ gật.
  • Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu.
  • Tiêu chảy, táo bón.
  • Buồn nôn.
  • Khô miệng.
  • Mệt mỏi.
  • Viêm họng, các triệu chứng giống như cảm lạnh.

Hiếm khi xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, tuy nhiên bạn cần ngừng sử dụng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ hoặc tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu nhận thấy các biểu hiện sau:

  • Phản ứng dị ứng: mày đay, phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng. 
  • Nhịp tim nhanh, đập thình thịch hoặc không đều.
  • Trầm cảm, ảo giác, hoang mang, lú lẫn.
  • Cảm thấy kích động, hung hăng.
  • Co giật.
  • Nhìn mờ, rối loạn thị lực.
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không thể đi tiểu.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của thuốc Cetrisyn và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Cetrisyn, bạn nên lưu ý những gì?

Chống chỉ định sử dụng thuốc Cetrisyn trong các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với cetirizine, hydroxyzine hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Suy thận nặng với độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút.

Thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này nếu bạn có một trong các vấn đề sau:

  • Suy thận.
  • Đang chạy thận nhân tạo.
  • Gặp khó khăn khi đi tiểu (liên quan đến các vấn đề về tủy sống, tuyến tiền liệt hoặc bàng quang)
  • Động kinh hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khiến bạn có nguy cơ co giật.

Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt ở một số người. Bạn nên tránh lái xe hoặc tham gia các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo nếu bị ảnh hưởng. 

Thận trọng khi dùng thuốc cetrisyn

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Cetrisyn trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Chưa có nghiên cứu đầy đủ đối với giai đoạn mang thai, do đó phụ nữ có thai không nên sử dụng thuốc Cetrisyn. Bên cạnh đó, thuốc có khả năng bài tiết vào sữa mẹ, phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 

Tương tác thuốc

Thuốc Cetrisyn có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Cetrisyn có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của các thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thuốc tương tác với Cetrisyn gồm có:

  • Làm tăng tác dụng của các thuốc ức chế thần kinh trung ương
  • Độ thanh thải của Cetrisyn giảm nhẹ khi uống cùng 400 mg theophyllin.

Thuốc Cetrisyn có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn không ảnh hưởng đến thuốc này. Tuy nhiên, tránh dùng đồng thời thuốc với rượu vì như vậy tác dụng của thuốc sẽ tăng lên.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Cetrisyn?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt đã được đề cập trong mục Thận trọng/Cảnh báo.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản Cetrisyn như thế nào?

Bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ không quá 30°C.

Tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp.

Để xa tầm tay trẻ em.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Ngân Châu · Ngày cập nhật: 20/02/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo