Hầu hết tác dụng phụ xảy ra là do tác động quá mức của atropin lên thụ thể muscarinic-cholinergic và có thể phục hồi lại khi ngừng dùng thuốc. Mức độ nghiêm trọng và tần suất gặp tác dụng phụ liên quan đến liều dùng và mức độ dung nạp thuốc ở từng người.
Một số tác dụng phụ thường gặp gồm:
- Khô miệng, khô da
- Mờ mắt
- Liệt cơ thể mi
- Giãn đồng tử
- Sợ ánh sáng
- Giảm tiết mồ hôi
- Tiếu rắt, tiểu lắt nhắt hoặc bí tiểu
- Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực
- Khô mắt
- Táo bón
Một số trường hợp người bệnh gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong, như:
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào sau khi dùng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc atropin, bạn nên lưu ý những gì?
Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc atropin, bạn nên thông báo với bác sĩ nếu có các vấn đề sức khỏe sau:
Atropin chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trước khi dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc atropin trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết chắc rằng liệu atropin có gây hại cho thai nhi hay không. Tuy nhiên, một số chế phẩm thuốc có thể chứa chất bảo quản gây ảnh hưởng đến thai. Do đó, bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu đang mang thai hoặc dự định có thai trước khi dùng thuốc.
Mặt khác, việc thuốc có khả năng truyền sang sữa mẹ và gây hại cho em bé đang bú mẹ vẫn chưa rõ ràng. Nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi được chỉ định dùng thuốc này.
Ngoài ra, thuốc có thể gây mờ mắt và làm suy giảm khả năng suy nghĩ, phản xạ của bạn nên hãy tránh lái xe hay vận hành máy móc sau khi dùng thuốc.
Tương tác thuốc
Thuốc atropin có thể tương tác với những thuốc nào?

Một thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Một vài thuốc có thể gây ra tương tác khi dùng chung với atropin là:
Thuốc atropin có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Khi dùng atropin chung với rượu, bia có thể xảy ra tương tác thuốc. Do đó, bạn không nên sử dụng các thức uống có cồn trong quá trình điều trị bằng thuốc này.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc atropin?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Bảo quản
Bạn nên bảo quản thuốc atropin như thế nào?
Bảo quản theo thông tin ghi trên nhãn bao bì, dưới 25ºC, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, tránh để thuốc đóng băng.
Các thuốc dạng tiêm được sử dụng bởi nhân viên y tế sẽ được bảo quản theo quy định của kho tại cơ sở y tế, đảm bảo chất lượng thuốc sử dụng.
Dạng bào chế và hàm lượng
Thuốc atropin có các dạng bào chế và hàm lượng nào?
Những chế phẩm thuốc có chứa atropin hiện nay thường có dạng và hàm lượng sau:
- Dung dịch tiêm: atropin 0,1 mg/mL, 0,05 mg/mL, 0,4 mg/mL, 0,8 mg/mL, 1 mg/mL
- Thuốc nhỏ mắt dạng dung dịch hoặc thuốc mỡ: atropin 1 %
- Viên nén đường uống: atropin 0,4 mg
Các chế phẩm thường chứa hoạt chất này dưới dạng muối atropin sulfat.