backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Hỏi đáp Dược sĩ: Vết thương hở nên bôi thuốc gì?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 28/03/2022

    Hỏi đáp Dược sĩ: Vết thương hở nên bôi thuốc gì?

    Bạn đọc hỏi:

    Em mới bị quẹt xe có vết rách ở chân khá sâu, hiện đã không chảy máu nữa. Như trường hợp của em vết thương hở nên bôi thuốc gì? Xin tư vấn giúp ạ!

    Quyền Anh (30 tuổi)

    Dược sĩ trả lời:

    Với câu hỏi vết thương hở nên bôi thuốc gì, Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên. Lê Thị Mai (Đại học Nguyễn Tất Thành) giải đáp như sau:

    Đối với vết thương của bạn, nếu có thể nhìn thấy mỡ, cơ hoặc xương thì đây là vết thương nghiêm trọng. Bạn nên tới các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khâu vết thương và chỉ định dùng thuốc nhé. Còn với vết thương nông, bạn có thể xử lý tại nhà theo các bước sau:

    • Bước 1: Cầm máu bằng khăn sạch hoặc giấy để ép lên vết thương
    • Bước 2: Sử dụng dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý hay nước sạch để rửa miệng vết thương, loại bỏ tất cả đất cát, dị vật và vi khuẩn. Với các vết thương quá lớn hay có dị vật phức tạp như thủy tinh, vật thể lạ, bạn cũng nên đến cơ sở y tế để bác sĩ loại bỏ sẽ tốt hơn.
    • Bước 3: Lấy thuốc kháng sinh hay thuốc mỡ bôi vết thương hở, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây cũng là câu trả lời cho việc vết thương hở nên bôi thuốc gì.
    • Bước 4: Với vết thương nhỏ có thể sử dụng băng gạc y tế chống thấm nước để băng bó, tránh cho vết thương tái nhiễm khuẩn. Không nên băng vết thương quá chặt nhưng vẫn phải đảm bảo vết thương được che kín.
    • Bước 5: Theo dõi liên tục miệng vết thương, thay băng ít nhất một lần/ngày. Mỗi khi thay băng phải vệ sinh lại vết thương và bôi thuốc. Trong trường hợp vết thương nặng hơn cần đến cơ sở y tế kiểm tra và điều trị.

    Bên cạnh vết thương hở nên bôi thuốc gì, bạn cũng nên chú ý đến việc ăn uống. Điều này rất quan trọng giúp vết thương mau lành. Cụ thể:

  • Nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, cá, tép, trứng, lươn… và các loại đậu; giúp vết thương nhanh lành hơn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12… như gan, trứng, sữa, các loại rau xanh đậm… đẩy nhanh quá trình tạo máu. 
  • Tăng cường thực phẩm chứa vitamin B, A, E làm vết thương mau lành; vitamin C làm lành vết thương, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng, bưng mủ. Các loại rau có màu xanh đậm và quả tươi như đu đủ, thanh long, quít, cam, bưởi… chứa nhiều các vitamin kể trên.
  • Ngược lại, có các món không nên ăn khi có vết thương hở, vì nó sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt cho quá trình hồi phục. Các món liên quan đến thịt gà, đồ nếp,… có thể gây ngứa ngáy, bưng mủ khi vết thương đang trong giai đoạn lên da non. Đặc biệt là thịt bò và rau muống rất dễ tạo thành sẹo lồi và sẹo thâm. Bạn cũng nên lưu ý để tránh nhé!

    Trên đây là thông tin về việc vết thương hở nên bôi thuốc gì và những lưu ý để giúp bạn sớm bình phục! Chúc bạn sớm khỏe!

    >> Bạn có thể muốn xem thêm:

    10 cách làm vết thương mau lành tại nhà (vết thương kín/hở)

    5 dấu hiệu nhiễm trùng vết thương

    Trân trọng!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

    Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


    Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 28/03/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo