backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

MEYERISON

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 19/11/2021

MEYERISON

Biệt dược: Meyerison 

Hoạt chất: Eperison hydrochlorid 50mg

Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Tìm hiểu chung

Meyerison là thuốc gì? Tác dụng và công dụng

Meyerison là thuốc thuộc nhóm giãn cơ, với hoạt chất eperison hydrochlorid 50mg. Eperison có tác dụng thư giãn cơ xương, giãn mạch tăng lưu lượng máu, giảm đau và ức chế phản xạ đau. Do đó, hoạt chất này giúp cải thiện và điều trị các triệu chứng co thắt cơ trong những trường hợp như cứng vai khớp, choáng váng, đau vùng cổ, hội chứng cổ, đau thắt lưng, đau thắt lưng và co cứng các chi trong bệnh lý não tủy, viêm khớp vai.

Thuốc được chỉ định điều trị các tình trạng cụ thể sau:

  • Giúp cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ trong thoái hóa đốt sống cổ, viêm quanh các khớp và đau vùng cột sống, thắt lưng.
  • Liệt cứng liên quan đến bệnh lý mạch máu não, liệt cứng do tủy, thoái hóa đốt sống cổ, liệt cứng cột sống.
  • Liệt cứng do di chứng sau phẫu thuật (bao gồm u não tủy), di chứng sau chấn thương (ví dụ chấn thương sọ não, chấn thương tủy), xơ cứng cột bên teo cơ, bại não, thoái hóa tủy, bệnh mạch máu tủy và các bệnh não tủy khác.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Thuốc này chỉ dùng theo đơn bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Meyerison ở người lớn là bao nhiêu?

Liều dùng thông thường là 3 viên Meyerison 50mg mỗi ngày, chia làm 3 lần.

Liều dùng thuốc Meyerison cho trẻ em là bao nhiêu?

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu về độ an toàn của thuốc khi dùng cho trẻ em. Thuốc được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 15 tuổi.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Meyerison như thế nào?

cách dùng thuốc meyerison

Bạn nên uống thuốc cùng với thức ăn hoặc sau khi ăn. Vì thuốc có dạng viên nén bao phim, nên uống nguyên viên thuốc với nước, không được nghiền hoặc bẻ thuốc để uống.

Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu có thắc mắc gì về cách dùng thuốc, bạn có thể hỏi lại bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Khi dùng thuốc quá liều, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt, phát ban, ngứa, buồn nôn.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, hãy ngừng dùng thuốc và gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn lỡ quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp phải tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc Meyerison?

Thuốc hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Các tác dụng không mong muốn cũng xuất hiện với tần suất hiếm gặp. Bao gồm: đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ; co cứng, run đầu chi; ngứa, phát ban; chán ăn hay các vấn đề về tiêu hóa…

Nghiêm trọng hơn, thuốc Meyerison 50mg có thể gây rối loạn chức năng gan, thận; làm giảm số lượng hồng cầu và hemoglobin.

Trên đây không phải là danh mục đầy đủ các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Bạn nên lưu ý những gì khi dùng thuốc Meyerison?

Thận trọng khi dùng meyerison 50mg

Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Người bị bệnh gan, thận, suy giảm chức năng gan, thận cần được theo dõi chức năng gan, thận khi điều trị.

Trong thời gian dùng thuốc, bạn không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc làm những việc đòi hỏi sự tập trung và tỉnh táo.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Chưa rõ những nguy cơ của Meyerison với sự phát triển của thai nhi, do đó chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và nghi ngờ có thai nếu như kết quả điều trị mong đợi lớn hơn bất cứ nguy cơ nào có thể xảy ra với thai nhi.

Thuốc cũng có thể bài tiết qua sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến trẻ đang bú. Do đó, không nên dùng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú hoặc ngừng cho con bú nếu bắt buộc phải dùng thuốc.

Tương tác thuốc

Thuốc Meyerison có thể tương tác với những thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể gây tương tác khi dùng chung với Meyerison, bao gồm:

  • Methocarbamol
  • Một số loại thuốc giảm đau, giảm ho, giãn cơ và thuốc kháng histamin khác

Thuốc này có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc này?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào được đề cập trong phần Thận trọng/ Cảnh báo.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Meyerison như thế nào?

Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 19/11/2021

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo