backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Cách dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 28/02/2022

    Cách dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương

    Bạn đọc hỏi:

    Con tôi đi đá bóng bị rách chân, cháu có mua một bịch thuốc trong đó có vỉ cephalexin 500mg. Tôi tìm hiểu trên mạng được biết đây là thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương. Thuốc này cháu nên uống hay rắc kháng sinh lên vết thương hở? Dược sĩ tư vấn giúp ạ!

    Quỳnh Nga (39 tuổi)

    Bác sĩ trả lời:

    Chào bạn,

    Với câu hỏi thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương nên uống hay rắc lên vết thương hở, Thạc sĩ – Dược sĩ – Giảng viên. Lê Thị Mai (Đại học Nguyễn Tất Thành) giải đáp như sau:

    Mỗi loại kháng sinh có dạng bào chế khác nhau sẽ thích hợp với đường dùng khác nhau. Cephalexin 500 mg là viên thuốc dùng đường uống, vì vậy không rắc kháng sinh trực tiếp vào vết thương hở. Nếu rắc kháng sinh lên vết thương hở thì có thể gây kích ứng, dị ứng, thậm chí là sốc phản vệ; không có tác dụng phòng và chống nhiễm khuẩn. Làm vết thương lâu khỏi, chậm lên da non. Bạn không nên tự ý cho cháu dùng thuốc kháng sinh này bừa bãi mà chỉ dùng khi nào có đơn của bác sĩ.

    Tuy nhiên, vết thương nhỏ, không quá sâu thì chưa cần đi khám mà có thể tự xử lý tại nhà theo hướng dẫn như sau:

    • Cầm máu: nếu vết thương chảy máu 
    • Sát khuẩn: dùng dung dịch sát khuẩn, nước muối sinh lý hay nước sạch để rửa miệng vết thương, loại bỏ tất cả dị vật và vi khuẩn 
    • Bôi kháng sinh: bôi thuốc mỡ, hoặc thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương (dạng dùng ngoài da)
    • Băng vết thương: Nếu vết thương nhỏ, sử dụng băng gạc y tế chống thấm nước băng lên
    • Kiểm tra, thay băng: miệng vết thương và thay băng ít nhất 1 lần/ngày, mỗi lần thay băng thì làm sạch vết thương và bôi thuốc. 

    Trong trường hợp vết thương của cháu diễn tiến nặng hơn cần tới cơ sở y tế kiểm tra và điều trị. Bạn nhé!

    >> Bạn có thể muốn xem thêm:

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

    Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


    Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 28/02/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo