Tên thông thường: Soy Lecithin, Lécithine, Lécithine d’œuf, Lécithine de Graine de Soya, Lécithine de Soya, Lecitina, Ovolecithin, Ovolécithine, Phospholipide de Soja
Tên khoa học : 1,2-diacyl-sn-glycero-3-phosphatidylcholine
Tác dụng
Lecithin đậu nành dùng để làm gì?
Lecithin đậu nành được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số tình trạng và bệnh lí như:
- Bệnh gan;
- Viêm túi mật;
- Bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ;
- Mất trí nhớ do tuổi tác hoặc chấn thương;
- Cholesterol cao;
- Viêm da;
- Rối loạn trầm cảm;
- Căng thẳng, mất ngủ.
Ngoài ra, lecithin đậu nành có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của lecithin đậu nành là gì?
Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về cơ chế hoạt động và tác dụng của loại thuốc này. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy rằng lecithin đậu nành được chuyển đổi thành acetylcholine, một chất truyền xung thần kinh. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Liều dùng
Liều dùng thông thường của lecithin đậu nành là gì?
Liều dùng của lecithin đậu nành có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bạn và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của lecithin đậu nành là gì?
Lecithin đậu nành được bào chế dưới dạng viên nang 1200mg (Softgel®).
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng lecithin đậu nành?
Bạn có thể gặp tác dụng phụ khi dùng lecithin đậu nành như:
- Bệnh tiêu chảy;
- Buồn nôn;
- Đau bụng;
- No chướng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Thận trọng
Trước khi dùng lecithin đậu nành bạn nên lưu ý những gì?
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:
- Bạn đang có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
- Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
- Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của lecithin đậu nành hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
- Bạn có bất kỳ bệnh lí, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
- Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.
Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng.
Mức độ an toàn của lecithin đậu nành như thế nào?
Không có đủ thông tin về việc sử dụng lecithin đậu nành trong thời kỳ mang thai và cho con bú cũng như trước và sau phẫu thuật. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.
Tương tác
Lecithin đậu nành có thể tương tác với những yếu tố nào?
Lecithin đậu nành có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng và tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng.
Bạn tránh dùng lecithin đậu nành với diclofenac.
[embed-health-tool-bmi]