backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

3

Hỏi bác sĩ
Lưu

Hỏi đáp dược sĩ: Thuốc ngủ có tác dụng bao lâu?

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Phạm Thuỳ Thu Hà · Dược · Nhà thuốc Bảo Anh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 02/06/2022

    Hỏi đáp dược sĩ: Thuốc ngủ có tác dụng bao lâu?

    Bạn đọc hỏi:

    Chào dược sĩ, tôi năm nay chỉ mới 25 tuổi nhưng thường xuyên bị mất ngủ, khó có thể ngủ sâu giấc được. Tôi định mua thuốc ngủ dùng để giúp ngủ ngon hơn, nhưng không biết thuốc ngủ có tác dụng bao lâu. Xin dược sĩ giải đáp thắc mắc giúp tôi. Cảm ơn dược sĩ.

    Chị Hải Lan (25 tuổi)

    Dược sĩ trả lời:

    Chào bạn,

    – Với câu hỏi Thuốc ngủ có tác dụng bao lâu, dược sĩ Phạm Thùy Thu Hà hiện đang làm việc tại Nhà thuốc Bảo Anh giải đáp như sau:

    Thuốc ngủ là các loại thuốc được dùng để kéo dài, hỗ trợ giấc ngủ khiến cho người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn, thuốc tác động lên não bộ và hệ thần kinh trung ương để kích thích giải phóng hormone gây buồn ngủ.

    Thuốc ngủ giúp cho tình trạng rối loạn giấc ngủ được cải thiện.

    Thuốc ngủ có tác dụng bao lâu?

    Thông thường, thuốc ngủ sẽ đạt được hiệu quả từ 30 phút đến 2 tiếng đồng hồ sau khi chúng ta sử dụng. 

    Để nói chính xác thuốc ngủ có tác dụng bao lâu thì không có thời gian cố định giống nhau ở mỗi người vì phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người sử dụng, cũng như liều lượng và loại hoạt chất sử dụng. 

    Tuy nhiên, thông thường thuốc sẽ có tác dụng trong vòng từ 6 – 10 tiếng, vì vậy người dùng cần phải có sự tư vấn kỹ càng từ bác sĩ điều trị trước khi sử dụng. 

    Những lưu ý khi dùng thuốc ngủ

    lưu ý khi dùng thuốc ngủ

    Bên cạnh việc tìm hiểu kỹ thuốc ngủ có tác dụng bao lâu, bạn cũng cần hiểu rõ những lưu ý khi dùng thuốc. Đối với những người đang sử dụng thuốc ngủ cần lưu ý:

    • Không nên sử dụng đồ uống có cồn khi đang sử dụng thuốc ngủ vì cồn có thể làm tăng tác dụng của thuốc dẫn đến ngộ độc. Theo các chuyên gia ở Trung tâm điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ Kettering (SDC) của Mỹ khuyến cáo, trong trường hợp không kiêng được thì chỉ nên uống 1 – 2 chén rượu nhỏ hoặc 2 cốc bia nhỏ và cách trước khi dùng thuốc ngủ ít nhất 6 tiếng. Tốt nhất khi đã phải sử dụng thuốc ngủ thì không nên uống thức uống chứa cồn. 
    • Không nên ăn quá no đối với người bị mất ngủ và đang sử dụng thuốc. Ăn quá no ở bất kỳ thời điểm nào cũng gây bất lợi đến giấc ngủ vì khi đó lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể thêm năng lượng sẽ gây ra tình trạng khó ngủ. Với lý do trên, những người mắc bệnh khó ngủ chỉ nên ăn khoảng 80% so với mức vừa đủ, không nên ăn quá no vào gần giờ đi ngủ.
    • Dùng thuốc ngủ khi bạn bị căng thẳng sẽ làm thuốc kém hiệu quả. Trường hợp stress cao như bồn chồn, lo lắng thì bạn nên được bác sĩ tư vấn để thay liều hoặc sử dụng loại thuốc khác có hiệu quả hơn.
    • Thuốc ngủ có thể tương tác với các loại dược phẩm khác. Vào mùa lạnh, nhất là lúc giao mùa, bệnh cảm phát triển mạnh, stress tăng cao sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch cũng dễ gây mất ngủ. Trong trường hợp này, nếu dùng thuốc ngủ cùng với các loại thuốc không kê đơn (OTC) để chữa cảm cúm cũng dễ dẫn đến tình trạng phản ứng nghịch, gây bất lợi và làm giảm tác dụng của thuốc ngủ. Vì thế, trong trường hợp dùng nhiều loại thuốc với thuốc ngủ thì nên tư vấn kỹ bác sĩ trước khi sử dụng. 
    • Cần phải biết tác dụng của thuốc để ngủ đủ giấc và thức dậy đúng giờ. Thuốc ngủ có thể dẫn đến tình trạng ngủ mê man, khó thức dậy, điều đó có thể gây ảnh hưởng đến công việc của bạn ngày hôm sau. Thông thường, thuốc ngủ có tác dụng trong vòng từ 6 – 10 tiếng, vì vậy bạn cần phải được tư vấn hoặc canh thời gian để ngủ, tránh trường hợp uống thuốc quá muộn hay thức dậy quá sớm. Trường hợp nếu không ngủ đủ theo đúng giờ quy định của thuốc sẽ khiến bạn trong tình trạng buồn ngủ, mơ màng, điều này vô cùng nguy hiểm, nhất là khi bạn phải điều khiển phương tiện giao thông.
    • Nếu bạn sử dụng thuốc ngủ nhưng lại nằm trên một chiếc giường chật chội, lạ chỗ, cũng có thể khiến bạn khó ngủ hơn. Không gian ngủ chính là một phần quan trọng để giúp bạn có một giấc ngủ ngon. Việc dùng thuốc ngủ chỉ được sử dụng cho các trường hợp cần thiết hoặc mất ngủ lâu ngày. Do đó, một phòng ngủ được trang trí theo ý thích sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng đi sâu vào giấc ngủ. Nếu phòng ngủ có thêm mùi mà bạn yêu thích hoặc mùi tinh dầu nhẹ thì sẽ lý tưởng cho giấc ngủ của bạn hơn.
    • Sau một thời gian dùng thuốc, người bệnh có thể bị nhờn thuốc và cần phải sử dụng liều cao hơn để đạt được tác dụng như trước. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý tăng liều mà cần thông báo cho bác sỹ biết nếu thuốc không còn có hiệu quả nữa. Lúc này, bác sỹ sẽ tư vấn, lựa chọn và điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
    • Khi dùng thuốc kéo dài, có thể xảy ra tình trạng lệ thuộc và nghiện – nguy cơ chung của hầu hết các thuốc ngủ. 
  • Lệ thuộc thuốc là khi cơ thể bắt đầu phụ thuộc vào thuốc hoặc có thể bạn phải dùng liều cao hơn, loại mạnh hơn để đạt được tác dụng gây ngủ như mong muốn. Nếu ngừng thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý. Các thuốc ngủ làm chậm hoạt động của bộ não, nên khi ngừng thuốc, bộ não có thể phản ứng bật lại quá mức dẫn đến xuất hiện triệu chứng cai thuốc như là co giật, bồn chồn, lo lắng không yên, thậm chí biến chứng nặng hoặc tử vong với một số thuốc. Thời gian xuất hiện hội chứng cai và mức độ nặng của mỗi thuốc là khác nhau. Với các thuốc tác dụng ngắn, hội chứng cai thường xuất hiện sớm trong khi các thuốc có tác dụng kéo dài sẽ xuất hiện muộn hơn. Do đó, người sử dụng không nên ngừng thuốc đột ngột, nếu muốn ngừng thuốc, cần phải giảm dần liều theo thời gian dưới sự tư vấn của nhân viên y tế.
    • Nghiện thuốc có nghĩa là cảm giác khao khát được dùng thuốc như một thói quen hằng ngày ngay cả khi thuốc không có hiệu quả, thậm chí là gây hại và ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc công việc hàng ngày. Khi đã bị nghiện thuốc, người bệnh sẽ cảm thấy không thể bỏ thuốc được. Đây là vấn đề có thể kéo dài nhiều năm trời. Để phòng tránh nguy cơ này, người bệnh cần phải sử dụng thuốc chính xác như đơn kê, không tự ý mua thêm hoặc tăng liều thuốc. Cần phải thông báo cho bác sỹ biết về loại thuốc, liều lượng, tần suất, thời gian và hoàn cảnh mà người bệnh đã dùng các thuốc ngủ.

    Lo âu và rối loạn giấc ngủ là những tình trạng rất hay gặp trong thời đại ngày nay. Mặc dù thuốc ngủ có thể giúp con người ngủ được nhưng bạn cần chú ý thuốc ngủ có tác dụng bao lâu và để mang lại lợi ích cao nhất, lâu dài về mặt sức khỏe thì không nên lệ thuộc vào thuốc ngủ. Nếu cần có thể tư vấn với bác sĩ về việc ngừng thuốc và chuyển sang áp dụng các kỹ thuật mang tính tự nhiên, thân thiện.

    Tăng cường luyện tập để giảm stress, ăn uống khoa học, bỏ thuốc lá, rượu bia, giảm cân, tìm các liệu pháp luyện tập như dưỡng sinh, giao tiếp bạn bè tư vấn bác sĩ để tạo ra cuộc sống thoải mái, vô tư từ đó giấc ngủ đến nhanh hơn và chất lượng hơn.

    Trân trọng!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Dược sĩ Phạm Thuỳ Thu Hà

    Dược · Nhà thuốc Bảo Anh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 02/06/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo