Tên hoạt chất: Ciprofloxacin
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Tên hoạt chất: Ciprofloxacin
Phân nhóm: kháng sinh quinolone
Thuốc hoạt động bằng cách kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Ciprofloxacin được coi là vũ khí chiến lược để sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn trong trường hợp vi khuẩn đã kháng các dòng kháng sinh khác.
Đây là kháng sinh có phổ rất rộng, tác dụng được trên nhiều nhóm vi khuẩn khác nhau. Do đó, thuốc dạng viên uống và hỗn dịch được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang), tiết niệu (dạng viên nén giải phóng kéo dài nhưng chỉ dùng khi không còn lựa chọn khác), sinh dục (viêm tiền liệt tuyến mạn tính, viêm cổ tử cung do song cầu lậu); nhiễm khuẩn ruột (tiêu chảy, thương hàn). Thuốc có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với kháng sinh nhóm khác (thường là aminozid và betalactam, điển hình nhất là azocillin) cho hiệu quả cộng hưởng rất tốt.
Thuốc ciprofloxacin trị bệnh gì? Thuốc nhỏ mắt hoặc tai thường dùng điều trị các tình trạng sau:
Thuốc còn được sử dụng trong điều trị bệnh than hoặc một số bệnh dịch hạch. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thuốc trong điều trị bệnh khác không có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Bạn nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều sản phẩm của hoạt chất này như viên nén bao phim: thuốc ciprofloxacin 500mg, ciprofloxacin 250mg; hỗn dịch: 5% hoặc 10% và dạng thuốc nhỏ mắt, nhỏ tai ciprofloxacin 0,3%.
1. Dự phòng cho người lớn đã phơi phiễm bệnh than do hít phải trực khuẩn than Bacillus anthracis
Việc điều trị nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi có nghi ngờ tiếp xúc hoặc đã xác định phơi nhiễm. Tổng thời gian điều trị (kết hợp tiêm tĩnh mạch và uống thuốc) là 60 ngày.
2. Nhiễm trùng huyết thứ cấp
Nhiễm trùng máu liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu do khuẩn Escherichia coli: Tiêm tĩnh mạch 400mg mỗi 12 giờ.
Việc điều trị nên được tiếp tục trong vòng 7-14 ngày, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
3. Đợt kịch phát của bệnh viêm phế quản mạn tính
Thời gian điều trị: 7–14 ngày.
4. Ciprofloxacin 0,3% mắt
5. Ciprofloxacin 0,3% tai
1. Liều ciprofloxacin dự phòng cho trẻ đã phơi phiễm do hít phải trực khuẩn than Bacillus anthracis
Việc điều trị nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi có nghi ngờ tiếp xúc hoặc đã xác định phơi nhiễm. Tổng thời gian điều trị (kết hợp tiêm tĩnh mạch và thuốc uống) là 60 ngày.
2. Liều thông thường cho nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng do khuẩn Escherichia coli
1-18 tuổi:
Tổng thời gian điều trị (kết hợp tiêm tĩnh mạch và thuốc uống) là 10–21 ngày.
Đối với trẻ em, ciprofloxacin không phải là thuốc đầu tiên được lựa chọn do tỷ lệ gặp phản ứng bất lợi cao.
Liều dùng kể trên chỉ là liều trung bình, bác sĩ có thể điều chỉnh liều tùy theo tình trạng của từng người hoặc khi phối hợp với các thuốc khác. Hãy luôn tuân thủ chỉ định!
Thuốc này có thể được dùng kèm hoặc không kèm với thức ăn theo chỉ định của bác sĩ, thường dùng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
Lắc đều chai thuốc trong 15 giây trước khi rót thuốc ra ngoài. Đo liều dùng cẩn thận bằng thiết bị đo/thìa đặc biệt. Không sử dụng muỗng ăn vì bạn có thể không đo được liều lượng chính xác. Không nhai các thành phần bên trong hỗn dịch thuốc.
Không dùng dạng hỗn dịch bằng ống dẫn thức ăn vì các hạt trong hỗn dịch có thể làm tắc nghẽn ống.
Sau một vài ngày điều trị, triệu chứng có thể mất đi nhưng bạn vẫn phải sử dụng đủ thuốc theo đúng chỉ định cho tới hết liệu trình. Vì tự ý ngừng hay giảm liều sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn kháng kháng sinh và/hoặc bùng phát trở lại nghiêm trọng, khó trị hơn.
Nếu đã uống hết thuốc mà triệu chứng không đỡ hoặc có xu hướng nặng hơn cần phải thông báo với bác sĩ để có hướng giải quyết phù hợp.
Chưa thấy tài liệu nói về quá liều thuốc này. Nhưng nếu sử dụng liều cao sẽ diệt hết những vi khuẩn có lợi và khiến cho cân bằng vi khuẩn của cơ thể bị phá vỡ, dễ dẫn tới tiêu chảy do loạn khuẩn ruột. Những năm gần đây, nhiều nhà khoa học còn nhận thấy ciprofloxacin có thể gây ảnh hưởng xấu cho gan và thận.
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp (trong vòng dưới 6 giờ), hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều ciprofloxacin đã quy định.
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc là buồn nôn, nôn, tiêu chảy (nghiêm trọng nếu ra máu), đau dạ dày, đau đầu, xét nghiệm thấy chức năng gan bất thường (triệu chứng vàng da, vàng mắt).
Một số người có thể gặp phải tình trạng dị ứng thuốc với các biểu hiện như phát ban, khó thở, sưng phù vùng mặt và trong cổ họng, phản ứng da nghiêm trọng (sốt, đau rát da, phát ban diện rộng gây phồng rộp và bong tróc, rát trong mắt, đau họng).
Tác dụng phụ nghiêm trọng gồm có tổn thương dây thần kinh (có thể không hồi phục), vấn đề về gân (viêm gân, rách gân, đứt gân, đặc biệt là gân gót chân Achill ở người già), thay đổi tâm trạng và hành vi nghiêm trọng chỉ sau một liều, tụt đường huyết dẫn tới hôn mê. Hãy ngừng ngay thuốc và gọi cho bác sĩ nếu có hiện tượng như sau:
Hiếm gặp hơn, ciprofloxacin có thể gây tổn thương động mạch chủ, dẫn tới chảy máu nghiêm trọng hoặc tử vong. Hãy gọi cấp cứu 115 ngay nếu bị đau dữ dội và liên tục ở vùng ngực, dạ dày, lưng.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp sau:
Cần thận trọng khi dùng thuốc này đối với các trường hợp sau:
Thuốc có thể gây giảm khả năng phản ứng vì vậy không nên lái xe hoặc vận hành máy móc khi đang dùng thuốc. Bên cạnh đó, ciprofloxacin còn khiến da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời, dễ cháy nắng. Vì vậy cần mặc quần áo chống nắng, bôi kem có chỉ số chống nắng SPF trên 30 khi ở ngoài trời. Nếu có hiện tượng mẩn đỏ, bỏng da, ngứa, phát ban hoặc sưng tấy sau khi đi nắng thì phải thông báo với bác sĩ.
Trong khi điều trị mà bị tiêu chảy ra máu, không nên tự ý dùng thuốc chống tiêu chảy. Bạn nên đi khám lại.
Một số thuốc dưới đây sẽ làm giảm hiệu quả của ciprofloxacin, hãy dùng ciprofloxacin trước 2 giờ hoặc sau 6 giờ kể từ khi dùng những thuốc này:
Bên cạnh đó, cần phải nói với bác sĩ nếu đang hoặc chuẩn bị sử dụng các thuốc gồm:
Ngoài ra, ciprofloxacin có thể tương tác với những thuốc khác không nằm trong danh mục này.
Không dùng thuốc này cùng với các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, phô mai, sữa chua uống…) hoặc nước trái cây tăng cường canxi.
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!