backup og meta

Thuốc ngậm đau họng

Thuốc ngậm đau họng

Nhờ vào tính tiện dụng và giảm triệu chứng đau họng tức thì mà thuốc ngậm đau họng ngày càng được ưa chuộng. Vậy tác dụng cụ thể của các thuốc này là gì? Loại nào đang được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam? Cùng tìm hiểu nhé!

Thuốc ngậm đau họng là gì?

Viên ngậm đau họng là một viên thuốc nhỏ dạng rắn, có mùi vị dễ chịu, có khả năng hòa tan từ từ trong miệng để tạm thời ngừng ho, bôi trơn và làm dịu các mô bị kích thích của cổ họng, thường dùng giảm đau họng, viêm họng liên cầu, đau họng trong bệnh cảm lạnh thông thường và cảm cúm.

Cơ chế của thuốc ngậm đau họng

Thuốc ngậm đau họng được sử dụng bằng cách ngậm trong miệng hoặc đặt dưới lưỡi cho tan, các hoạt chất trong viên ngậm sẽ giải phóng và hấp thu qua niêm mạc miệng, giúp sát trùng cổ họng, làm giảm cơn ho, làm dịu thanh quản. Từ đó thuốc giúp sát trùng đường hô hấp, hỗ trợ trị ho, đau họng, khản giọng.

Thuốc ngậm đau họng và thuốc uống trị đau họng

Hầu hết thành phần trong viên ngậm đau họng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, gây tê cổ họng, giảm ho, bao gồm:

Menthol: Thành phần này giúp ức chế ho, giảm đau nhức nhẹ và giảm viêm. Nó cũng có thể được sử dụng để giảm nghẹt mũi.

Benzocaine: Nó được sử dụng như một yếu tố gây tê giúp giảm đau và ức chế ho.

Phenol: Đây là hỗn hợp thuốc giảm đau miệng và thuốc gây tê thường được sử dụng trong thuốc xịt cổ họng.

Dextromethorphan: Tác động vào thần kinh trung ương để ngăn chặn phản xạ ho.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là một viên ngậm sẽ không chữa khỏi nhiễm trùng cổ họng mà chỉ giảm bớt các triệu chứng. Thành phần của thuốc ngậm đau họng khá giống thuốc ngậm ho, tuy nhiên tỷ lệ lại khác nhau.

Tùy vào nguyên nhân gây đau họng là do vi khuẩn hay virus mà bác sĩ sẽ lựa chọn các thuốc uống đau họng khác nhau cho từng trường hợp. Nếu là do vi khuẩn, bạn cần phải uống kháng sinh. Còn nếu do virus thì triệu chứng sẽ thuyên giảm sau trung bình là 1 tuần, khi mà cơ thể đã sản xuất đủ kháng thể chống lại virus. Ngoài ra, bạn cần thêm thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc trị nghẹt mũi, thuốc trị ho,… để thấy dễ chịu hơn, giảm triệu chứng.

Thuốc ngậm đau họng khác gì thuốc uống

Trẻ em có sử dụng thuốc ngậm đau họng được không?

Bé dưới 4 tuổi không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc ho hoặc thuốc cảm lạnh không kê đơn nào mà không có chỉ định của bác sĩ. Trẻ trên 4 tuổi, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng. 

Các loại thuốc ngậm đau họng tốt ở thị trường Việt Nam

1. Thuốc ngậm đau họng Hotexcol

Với hai thành phần chính là dịch chiết lá thường xuân và quả cơm cháy kết hợp với 5 loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng, tinh dầu tần, tinh dầu quế và tinh dầu quất, Hotexcol giúp giảm đau, ngứa họng do ho kéo dài cũng như giảm ho và đờm. 

Liều dùng:

  • Trẻ em từ 5 – 10 tuổi: Ngậm 1 viên mỗi lần, 2 lần mỗi ngày
  • Trẻ em trên 10 tuổi: Ngậm 1 viên mỗi lần, 3 lần mỗi ngày
  • Người lớn: Ngậm 1 viên mỗi lần, 4 – 5 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Ngậm cho đến khi kẹo ngậm đau họng tan hết hoặc nhai trước khi nuốt.

2. Thuốc ngậm đau họng Strepsils

Với thành phần chính là hoạt chất 2-4 Dichlorobenzyl Alcohol và Amylmetacresol kết hợp với tinh dầu bạc hà, vitamin C, carmine đỏ… thuốc có tác dụng kháng khuẩn, dùng trong điều trị viêm họng. Thuốc ngậm đau họng này dùng được cho cả người lớn và trẻ em.

Liều dùng: Mỗi lần ngậm 1 viên để tan từ từ trong miệng, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tiếng.

Thuốc ngậm đau họng Strepsils

3. Thuốc ngậm đau họng Lysopaine

Viên ngậm Lysopaine là viên ngậm giúp điều trị đau họng. Loại viên ngậm này có các thành phần như: Cetylpyridinium, Lysozyme, Magiê stearate, … đây đều là những chất giúp sát trùng, giảm viêm, giảm ho, giảm đau họng.

Liều dùng: Mỗi lần ngậm 1 viên, 3 lần mỗi ngày.

4. Viên ngậm đau họng Bezut

Viên ngậm thanh họng Bezut được chiết xuất từ các loại thảo mộc tự nhiên như xạ can, bách phục linh, cát cánh, cam thảo, húng chanh, gừng, nghệ. Bezut giúp hỗ trợ điều trị đau, ngứa, rát họng và khàn tiếng.

Chỉ sử dụng viên ngậm đau họng cho trẻ từ 10 tuổi trở lên bị viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản. Vì không đường nên có thể sử dụng Bezut cho người tiểu đường.

Liều dùng: Mỗi lần ngậm 1 viên, mỗi ngày không quá 15 viên.

Lưu ý: Không uống nước đá trước, trong và ngay sau khi ngậm.

5. Thuốc ngậm đau họng Dorithricin

Dorithricin chứa benzalkonium và tyrothricin là hai kháng sinh tác dụng tại chỗ, kết hợp với thuốc tê bề mặt benzocain để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng, giảm cơn ho, ngứa cổ họng.

Thuốc ngậm ho này chỉ được dùng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên.

Liều dùng: Mỗi lần ngậm 1 – 2 viên, khoảng cách giữa các lần ngậm là 2 – 3 giờ.

Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thuốc ngậm đau họng. Nếu tự điều trị với thuốc ngậm không giúp bạn thuyên giảm triệu chứng hoặc bệnh nặng, bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây đau họng là gì, để được kê đơn thuốc phù hợp nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sore Throat https://www.cdc.gov/antibiotic-use/sore-throat.html Ngày truy cập 22/10/2022

What’s the best sore throat medicine to use? https://www.drugs.com/medical-answers/good-medicine-severe-sore-throat-612310/ Ngày truy cập 22/10/2022

Sore throats suck. Do throat lozenges help at all? https://www.uq.edu.au/news/article/2022/07/sore-throats-suck-do-throat-lozenges-help-all Ngày truy cập 22/10/2022

Viên Ngậm Hotexcol – Viên ngậm thanh họng, giảm ho https://dankhang.vn/san-pham/vien-ngam-hotexcol-giam-ho-va-viem-hong Ngày truy cập 22/10/2022

Viên ngậm giảm đau họng Strepsils vị cam cùng Vitamin C https://www.strepsils.com.vn/san-pham/dau-hong/strepsils-orange-with-vitamin-c-50x2s/ Ngày truy cập 22/10/2022

Dorithricin https://www.dorithricin.com/dorithricin-faqs.html#:~:text=Dorithricin%C2%AE%20Throat%20Lozenges%20are,during%20every%20phase%20of%20pharyngitis. Ngày truy cập 22/10/2022

Viên ngậm thanh họng Bezut không đường https://bezut.vn/vien-ngam-thanh-hong-bezut-khong-duong.html Ngày truy cập 22/10/2022

Phiên bản hiện tại

01/11/2022

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Lưu ý khi sử dụng thuốc ngậm ho và gợi ý 10 loại tốt hiện nay

Tổng hợp 8 kẹo ngậm thảo dược trị ho, đau họng tốt nhất


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 01/11/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo