backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

RAXIUM 20

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Châu · Ngày cập nhật: 24/01/2022

RAXIUM 20

Tên biệt dược: Raxium 20

Tên hoạt chất: Rabeprazole 20mg

Tác dụng

Thuốc Raxium 20 mg có tác dụng gì ?

Viên nén Raxium 20 chứa hoạt chất rabeprazole là một thuốc ức chế bơm proton (PPI), được sử dụng ở người lớn để điều trị các tình trạng tổn thương liên quan đến hoạt động tiết axit quá mức của dạ dày, chẳng hạn như:

Một số tác dụng khác của thuốc Raxium 20 không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ. 

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Thuốc Raxium có những dạng và hàm lượng nào?

Viên nén bao tan trong ruột Raxium 20 mg.

Liều dùng thuốc Raxium 20 mg cho người lớn như thế nào?

Dựa trên mục đích sử dụng, liều thông thường ở người lớn được khuyến cáo như sau:

  • Điều trị loét tá tràng/ loét dạ dày lành tính đang hoạt động: 10 – 20mg x 1 lần/ ngày vào buổi sáng, trong 4 – 8 tuần.
  • Điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) ăn mòn hoặc loét: 10 – 20mg x  1 lần/ ngày, trong 4 – 8 tuần.
  • Điều trị các triệu chứng trào ngược từ trung bình đến rất nặng: 10 mg x 1 lần/ ngày ở bệnh nhân không bị viêm thực quản, uống trong 4 tuần. Nếu sau 4 tuần triệu chứng không cải thiện cần kiểm tra thêm.
  • Ngăn ngừa tái phát bệnh trào ngược dạ dày – thực quản:  liều duy trì 10 – 20mg x 1 lần/ ngày, tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: khởi đầu với liều 60mg x 1 lần/ ngày. Có thể điều chỉnh liều lên đến 60mg x 2 lần/ ngày hoặc sử dụng liều duy nhất 100mg/ ngày.
  • Phối hợp trong phác đồ diệt trừ virus Helicobacter pylori: thuốc Raxium 20 mg + clarithromycin 500 mg + amoxicilin 1 g, uống 2 lần/ ngày trong vòng 7 ngày.

Không cần điều chỉnh liều đối với người cao tuổi, bệnh nhân suy thận, suy gan mức độ nhẹ và trung bình.

Liều dùng thuốc Raxium 20 mg cho trẻ em như thế nào?

Raxium 20mg không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi do chưa có đầy đủ dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả.

Trẻ trên 12 tuổi sử dụng thuốc Raxium 20mg điều trị trào ngược dạ dày thực quản ngắn hạn, liều theo chỉ định của bác sĩ.

Cách dùng

Cách dùng thuốc Raxium 20 mg

Bạn nên dùng thuốc Raxium 20 như thế nào? 

Thuốc Raxium 20 mg được sử dụng bằng cách nuốt nguyên vẹn cả viên nén cùng với một ít nước và không nên nhai, nghiền nát hoặc bẻ viên thuốc. Bạn có thể dùng thuốc 1 hoặc 2 lần mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ. Thời điểm thích hợp để uống là vào buổi sáng trước khi ăn hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Theo khuyến cáo, liều dùng tối đa của rabeprazole không được vượt quá 60 mg x 2 lần/ ngày hoặc 160 mg x 1 lần/ ngày. Hiện nay, chưa có nhiều thông tin về các trường hợp quá liều thuốc Raxium 20. Do vậy, để đảm bảo an toàn trong các trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, bạn cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất để được xử trí kịp thời.

Ngoài ra, bạn cũng cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên uống một liều thuốc Raxium 20, hãy dùng càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Raxium 20?

Các tác dụng phụ phổ biến được ghi nhận sau khi sử dụng thuốc Raxium 20 mg bao gồm:

  • Nhiễm trùng.
  • Mất ngủ, đau đầu, chóng mặt.
  • Ho, viêm họng.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Đầy hơi, đau bụng.
  • Tiêu chảy, táo bón.
  • Đau không đặc hiệu, đau lưng.

Hiếm gặp:

  • Giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu.
  • Phù mặt, hạ huyết áp và khó thở.
  • Dị ứng (phát ban, nổi bóng nước).
  • Chán ăn.
  • Buồn ngủ.
  • Căng thẳng, trầm cảm.
  • Rối loạn thị giác.
  • Viêm phế quản, viêm xoang.
  • Viêm dạ dày, viêm miệng, rối loạn vị giác.
  • Đau cơ, đau khớp, chuột rút chân.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Viêm thận kẽ.

Đặc biệt, bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế ngay lập tức nếu xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng dưới đây:

  • Đau bụng dữ dội, tiêu chảy ra nước hoặc có lẫn máu.
  • Bị đau đột ngột hoặc khó cử động hông, cổ tay hoặc lưng.
  • Suy nhược, chóng mặt, co giật.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
  • Sốt, phát ban, buồn nôn, thiểu niệu, tiểu ra máu.
  • Bầm tím, chảy máu bất thường.
  • Ho ra máu hoặc chất nôn giống bã cà phê.

Tác dụng phụ thuốc raxium 20

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của thuốc Raxium 20mg và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Raxium 20, bạn nên lưu ý những gì?

Chống chỉ định sử dụng thuốc Raxium cho người mẫn cảm với rabeprazole hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. 

Chưa có dữ liệu lâm sàng về việc dùng rabeprazole cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan nặng, cần thận trọng khi điều trị bằng thuốc Raxium 20mg ở những đối tượng này.

Bệnh nhân cần được chẩn đoán để loại trừ khả năng ung thư trước khi điều trị bằng Raxium 20 mg, bởi vì thuốc có thể che lấp các dấu hiệu nhận biết của một số bệnh ác tính ở dạ dày và thực quản.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa do các loại vi khuẩn như Salmonella, Campylobacter và Clostridium difficile thường tăng lên ở những người đang dùng các thuốc ức chế bơm proton (PPI).

Hầu hết các trường hợp điều trị từ 1 năm trở lên có thể gặp phải tình trạng hạ magie máu nghiêm trọng. Mặc dù hiếm gặp hơn, nhưng điều này cũng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân sử dụng thuốc Raxium từ 3 tháng.

Bên cạnh đó, khi dùng liều cao kéo dài (> 1 năm) các thuốc PPI nói chung và rabeprazole nói riêng, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương liên quan đến gãy xương hông, cổ tay hoặc cột sống, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

Khả năng hấp thu vitamin B12 có thể suy giảm do tác dụng của thuốc Raxium 20mg. Nên thận trọng khi điều trị lâu dài ở bệnh nhân bị giảm dự trữ vitamin B12 trong cơ thể hoặc có các yếu tố nguy cơ gây giảm hấp thu vitamin B12.

Bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu nhận thấy các tổn thương ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và có đi kèm với triệu chứng đau khớp. Bởi vì các biểu hiện này có thể liên quan đến tình trạng bệnh lupus ban đỏ da bán cấp rất hiếm gặp. 

Thuốc ức chế bơm proton có thể khiến nồng độ chromogranin A (CgA) tăng lên, gây trở ngại cho việc chẩn đoán các khối u thần kinh nội tiết. Vì vậy, tốt hơn hết bệnh nhân nên ngừng điều trị với thuốc Raxium 20 ít nhất là 5 ngày trước khi đo CgA.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Raxium 20 trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Không có đầy đủ dữ liệu về sự an toàn của rabeprazole khi dùng trong giai đoạn thai kỳ ở người. Bên cạnh đó, người ta cũng chưa rõ liệu thuốc có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Do đó, khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng thuốc Raxium 20mg. 

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc Raxium 20 là thuốc gì

Thuốc có thể tương tác với thuốc Raxium 20 là thuốc gì?

Thuốc Raixum 20mg có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với Raxium 20 mg bao gồm:

  • Ketoconazol
  • Itraconazol
  • Cyclosporin
  • Warfarin
  • Clopidogrel
  • Atazanavir
  • Amphetamine
  • Nelfinavir
  • Clarithromycin
  • Amoxicillin 
  • Digoxin
  • Methotrexate
  • Levothyroxine
  • Thuốc Raxium 20 có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

    Thức ăn cay nóng, rượu và thuốc lá có thể không tương tác với thuốc nhưng sẽ làm tăng triệu chứng bệnh và khiến việc điều trị phải kéo dài hơn. Bạn nên kiêng những thực phẩm, đồ uống này trong suốt quá trình điều trị.

    Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Raxium 20mg?

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt đã được đề cập trong mục Thận trọng/Cảnh báo.

    Bảo quản thuốc

    Bạn nên bảo quản Raxium 20 như thế nào?

    Bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ không quá 30°C.

    Tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp.

    Để xa tầm tay trẻ em.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


    Bài viết liên quan


    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngân Châu · Ngày cập nhật: 24/01/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo