backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Glucose

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 22/12/2020

Glucose

Tìm hiểu chung

Tác dụng của glucose là gì?

Glucose được sử dụng để cung cấp dung dịch có nồng độ đường khác nhau cho cơ thể khi bạn không thể uống đủ nước hoặc khi cơ thể cần bổ sung nước. Glucose cũng có thể được sử dụng để tiêm các loại thuốc khác như một dung dịch vô trùng tiêm truyền tĩnh mạch.

Bạn nên dùng glucose như thế nào?

Bạn nên sử dụng glucose theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra trên nhãn thuốc để đọc hướng dẫn dùng thuốc chính xác.

Glucose thường được tiêm tại bệnh viện hoặc tại phòng khám của bác sĩ. Nếu bạn đang sử dụng glucose ở nhà, hãy tuân theo các thủ tục tiêm được chỉ dẫn bởi các đội ngũ y tế chăm sóc sức khỏe của bạn.

Giữ thuốc này cũng như bơm kim tiêm ngoài tầm tay của trẻ em và vật nuôi. Không sử dụng kim tiêm, ống chích hoặc các vật liệu không vô trùng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về các quy định của địa phương để xử lý thích hợp, vứt bỏ đúng cách sau khi sử dụng.

Không được sử dụng nếu glucose có hạt hoặc bị đổi màu, nứt lô hoặc bị hư hại dưới bất kỳ hình thức nào.

Bạn không nên truyền tĩnh mạch glucose cùng lúc với truyền máu. Nếu bạn quên một liều glucose, liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Bạn nên bảo quản glucose như thế nào?

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

liều dùng thuốc glucose

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng glucose cho người lớn như thế nào?

  • Dùng đường uống:

Liều dùng thông thường cho người lớn cần xét nghiệm dung nạp glucose đường uống:

Đo đường huyết lúc đói, uống 75 g glucose khan. Sau 2 giờ đo lại đường huyết.

Liều dùng thông thường cho người lớn hạ đường huyết:

Uống 15-20 g glucose, đáp ứng với glucose có thể đạt trong vòng 10-20 phút. Kiểm tra glucose huyết tương trong 60 phút và có thể cần tiếp tục điều trị.

  • Dùng truyền tĩnh mạch:

Liều dùng thông thường cho người lớn mất dịch:

Truyền dung dịch glucose 5% qua đường tĩnh mạch ngoại vi.

Liều dùng thông thường cho người lớn giảm hấp thu carbohydrate:

Truyền dung dịch glucose 5% qua đường tĩnh mạch trung tâm.

Liều dùng thông thường cho người lớn hạ đường huyết nặng:

Truyền dung dịch glucose 5% qua đường tĩnh mạch trung tâm.

Liều dùng glucose cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị hạ đường huyết:

Pha loãng trước khi truyền tĩnh mạch, có thể truyền tĩnh ngoại vi với nồng độ cao trong trường hợp khẩn cấp (ví dụ như 12,5-25%).

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi:

Truyền tĩnh mạch 0,25-0,5 g/kg/liều (1-2 ml/kg/liều dung dịch 25%) và không quá 25 g/liều.

  • Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng và trẻ em:

Truyền tĩnh mạch 0,5-1 g/kg lên đến 25 g (2-4 ml/kg/liều dung dịch 25%) và không quá 25g/liều.

Truyền tĩnh mạch: dùng liều 10-25 g (tức là 20-50 ml dung dịch 50% hoặc 40-100 ml 25%).

Đường uống: dùng liều duy nhất 4-20 g và có thể lặp lại sau 15 phút nếu kiểm tra glucose huyết cho thấy tiếp tục hạ đường huyết.

Glucose có những dạng và hàm lượng nào?

Glucose có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén nhai: 1 gm; 4 gm; 5 gm
  • Viên nén: 4 gm
  • Gel uống/thạch: 15 gm
  • Dung dịch tiêm: glucose 5%, 2,5%, 10%, 20%, 25%, 30%, 40%, 50%, 70%

Tác dụng phụ

tiêm truyền tĩnh mạch

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng glucose?

Tất cả các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng nhiều người không mắc, hoặc mắc phải tác dụng phụ không đáng kể. Kiểm tra với bác sĩ nếu phản ứng phụ thường gặp nhất vẫn tồn tại hoặc trở nên khó chịu:

Hãy gọi hỗ trợ chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có những tác dụng phụ nặng xảy ra:

  • Các phản ứng dị ứng nặng (phát ban, nổi mề đay, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi)
  • Thiếu minh mẫn
  • Co giật, co giật cơ
  • Sưng bàn tay hoặc bàn chân
  • Suy nhược

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Điều cần thận trọng

điều cần thận trọng khi dùng thuốc glucose

Trước khi dùng glucose bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng glucose, bạn nên:

  • Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với glucose hoặc bất kỳ loại thuốc, thảo dược nào khác.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A= Không có nguy cơ
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu
  • C = Có thể có nguy cơ
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ
  • X = Chống chỉ định
  • N = Vẫn chưa biết

Tương tác thuốc

cẩn trọng với tương tác thuốc

Glucose có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

Glucose làm tăng mức đường huyết và giảm tác dụng của các thuốc trị tiểu đường.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với glucose không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến glucose?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng glucose, đặc biệt là:

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bạn sẽ được bác sĩ/dược sĩ/chuyên viên y tế chỉ định và theo dõi khi sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Thương Trần · Ngày cập nhật: 22/12/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo