Biệt dược: Timi Roitin
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Biệt dược: Timi Roitin
Hoạt chất: Mỗi viên thuốc chứa các hoạt chất sau:
Dạng bào chế: Viên nang mềm
Với thành phần gồm hỗn hợp các dạng vitamin B, thuốc Timi Roitin có công dụng:
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Người lớn uống 1 viên/ ngày.
Không có khuyến cáo dùng thuốc này cho trẻ em.
Thuốc dùng đường uống với một ít nước lọc. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu có thắc mắc gì về cách dùng thuốc, bạn có thể hỏi lại dược sĩ hoặc bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Dùng thuốc quá liều có thể gây đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi… Khi thấy có các triệu chứng bất thường hoặc nghiêm trọng, bạn cần ngưng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ.
Trong trường hợp khẩn cấp, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Thuốc thường được dung nạp tốt khi dùng ở liều điều trị, đôi khi gây ra rối loạn nhẹ ở đường tiêu hóa với các biểu hiện như buồn nôn, nôn, tiêu chảy…
Một số tác dụng phụ liên quan đến thành phần thuốc gồm:
– Nicotinamid: ở liều thấp thường không độc nhưng khi dùng liều cao (như trong trường hợp điều trị pellagra) có thể gây ra các tác dụng phụ. Những tác dụng không mong muốn này thường hết sau khi ngừng thuốc.
– Pyridoxin: khi dùng liều 200mg/ ngày và dài ngày (trên 2 tháng) có thể gây bệnh thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng, vụng về bàn tay. Tình trạng này có khả năng phục hồi khi ngưng dùng thuốc dù vẫn còn để lại di chứng.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của thuốc. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy ngưng dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ.
Chống chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp:
Ngoài ra, bạn cũng cần thận trọng khi dùng thuốc nếu:
Thuốc này làm cho nước tiểu có màu vàng và có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm lâm sàng. Bạn nên thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang sử dụng nếu cần làm xét nghiệm gì.
Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Thuốc có thể đi qua nhau thai và vào sữa mẹ gây thừa vitamin nhóm B ở trẻ. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Tương tác có thể xảy ra giữa thành phần của thuốc Timi Roitin với các thuốc sau:
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào được đề cập trong phần Thận trọng/ Cảnh báo.
Bảo quản trong hộp kín, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ dưới 30ºC. Không dùng thuốc quá hạn sử dụng ghi trên bao bì.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!