backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Kháng sinh nhóm aminoglycoside

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 18/06/2020

    Kháng sinh nhóm aminoglycoside

    Tìm hiểu chung

    Thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside là gì?

    Aminoglycoside là một nhóm kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng do vi khuẩn sinh sôi rất nhanh hoặc khó điều trị.

    Aminoglycoside được gọi là kháng sinh do có cơ chế giết vi trùng vì chúng tiêu diệt vi khuẩn trực tiếp bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất protein cần thiết cho sự sống của vi khuẩn.

    Do aminoglycoside thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng nghiêm trọng, nên bác sĩ thường tiêm thuốc theo đường tĩnh mạch vào cơ thể.

    Tuy nhiên, một số aminoglycoside có thể được dùng bằng đường uống hoặc dạng thuốc nhỏ tai hay nhỏ mắt.

    Liều dùng

    ngộ độc thuốc tê

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Liều dùng thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside như thế nào?

    Do độc tố của thuốc phụ thuộc vào thời gian điều trị thay vì liều dùng cao nhất và hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào nồng độ thay vì thời gian, nên bác sĩ không cho người bệnh dùng thuốc thường xuyên.

    Đối với hầu hết các chỉ định, người bệnh sẽ được tiêm tĩnh mạch 1 lần/ngày.

    Aminoglycoside được tiêm truyền từ từ (30 phút khi chia liều hàng ngày hoặc 30 – 45 phút cho liều dùng 1 lần/ngày).

    Ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường, liều dùng 1 lần/ngày gồm:

    • Gentamicin hoặc tobramycin: 5 mg/kg (7 mg/kg nếu bệnh nhân bị bệnh nặng)
    • Amikacin: 15 mg/kg

    Nếu người bệnh đáp ứng với liều gentamicin 7 mg/kg trên lâm sàng và chức năng thận tiếp tục bình thường, bác sĩ có thể giảm liều xuống còn 5 mg/kg sau vài ngày đầu điều trị.

    Ở những bệnh nhân nguy kịch, bác sĩ cần xác định nồng độ đỉnh trong huyết thanh sau liều đầu tiên. Ở tất cả các trường hợp, nồng độ đỉnh và đáy được đo sau liều thứ 2 hoặc thứ 3 (khi chia liều hàng ngày) hoặc khi trị liệu kéo dài trên 3 ngày, cũng như sau khi thay đổi liều.

    Creatinine huyết thanh được đo mỗi 2 – 3 ngày, và nếu nó ổn định, nồng độ aminoglycoside huyết thanh không cần phải đo lại.

    Đối với bệnh nhân suy thận, liều tải tương tự như đối với bệnh nhân có chức năng thận bình thường; thông thường, khoảng thời gian dùng thuốc được tăng lên thay vì giảm liều.

    Tác dụng phụ

    Tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside là gì?

    Tất cả các thuốc aminoglycoside gây ra:

    • Độc tính trên thận (thường có thể hồi phục)
    • Độc tính tiền đình và thính giác (thường không thể đảo ngược)
    • Kéo dài tác dụng của thuốc ức chế thần kinh cơ

    Các triệu chứng và dấu hiệu của tổn thương tiền đình là chóng mặt và mất điều hòa.

    Các yếu tố khiến bạn tăng nguy cơ mắc độc tính ở thận, tiền đình và thính giác là:

    • Dùng liều thường xuyên hoặc rất cao
    • Nồng độ thuốc trong máu rất cao
    • Thời gian điều trị dài (đặc biệt trên 3 ngày)
    • Tuổi cao
    • Một rối loạn thận từ trước
    • Dùng đồng thời vancomycin, cyclosporine, amphotericin B, các chất tương phản iốt hoặc các nephrotoxin khác
    • Đối với độc tính thính giác, khuynh hướng di truyền, các tiền sử các vấn đề về thính giác và sử dụng đồng thời các thuốc lợi tiểu quai (loop diuretics)

    Thông thường, sử dụng liều cao trong thời gian dài thường gây lo ngại nhiều hơn về độc tính thận, nhưng ngay cả liều thấp được sử dụng trong một thời gian ngắn cũng có thể làm suy giảm chức năng thận.

    Aminoglycoside có thể kéo dài tác dụng của thuốc ức chế thần kinh cơ (ví dụ như succinylcholine) và làm suy yếu các rối loạn ảnh hưởng đến việc truyền thần kinh cơ (ví dụ như nhược cơ). Những tác dụng phụ này đặc biệt có khả năng xảy ra khi thuốc được dùng quá nhanh hoặc nồng độ trong huyết thanh quá cao. Các tác dụng phụ ở thần kinh khác bao gồm dị cảm và bệnh thần kinh ngoại biên.

    Tác dụng phụ phổ biến của neomycin dùng tại chỗ là viêm da. Liều cao của neomycin có thể gây ra kém hấp thu.

    Thận trọng

    thuốc

    Trước khi dùng các thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside, bạn cần lưu ý gì?

    Tránh aminoglycoside nếu bạn bị dị ứng với chúng hoặc bất kỳ thành phần nào khác có trong thuốc.

    Ngoài ra, bạn nên báo bác sĩ nếu:

    • Bị dị ứng với sulfites
    • vấn đề về thận hoặc thính giác, bao gồm các vấn đề về giữ cân bằng và cử động mắt không kiểm soát được
    • Có một rối loạn ảnh hưởng đến các dây thần kinh và cơ bắp, như bệnh đa xơ cứng hoặc nhược cơ
    • Từ 65 tuổi trở lên

    Đối với các thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside, đã có bằng chứng về nguy cơ của thuốc đối với thai nhi. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc này nếu thấy lợi ích cao hơn nguy cơ. Tốt nhất, bạn hãy thảo luận với bác sĩ để được tìm hiểu rõ về các nguy cơ.

    Aminoglycoside có thể đi vào sữa mẹ nhưng không được hấp thu tốt qua đường uống. Vì vậy, chúng có thể được dùng trong thời gian cho con bú.

    Tương tác thuốc

    Các thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside có thể tương tác với các thuốc nào?

    Không dùng aminoglycoside đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch nếu bạn đã dùng:

    • Theracrys
    • Vistide (cidofovir)
    • Zanosar (streptozocin)

    Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc lợi tiểu quai, như furosemide hoặc torsemide. Nếu bạn chuẩn bị làm phẫu thuật, nói cho bác sĩ biết về việc đang dùng thuốc kháng sinh aminoglycoside.

    Một số loại thuốc ức chế thần kinh cơ, thường được sử dụng trong phẫu thuật, sẽ tăng cường một số tác dụng phụ của aminoglycoside.

    Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 18/06/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo