backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Vitamin D3 (Cholecalciferol)

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 28/01/2021

Vitamin D3 (Cholecalciferol)

Vitamin D3 (hay cholecalciferol) là một vitamin tan trong dầu, giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho. Việc cơ thể có đủ lượng vitamin D, canxi và phốt pho rất quan trọng cho việc xây dựng và duy trì xương chắc khỏe.

Tác dụng

Tác dụng của vitamin D3 là gì?

Vitamin D3 được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa chứng rối loạn xương (như còi xương, nhuyễn xương). Vitamin D3 được cơ thể tạo ra khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Việc dùng kem chống nắng, mặc quần áo bảo hộ, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, người da tối màu và tuổi tác cao có thể ngăn cản việc hấp thu đủ vitamin D cho cơ thể từ ánh mặt trời.

Vitamin D3 và canxi được sử dụng để điều trị hoặc ngăn ngừa chứng loãng xương. Vitamin D3 cũng được sử dụng chung với các loại thuốc khác để điều trị mật độ canxi phốt-pho thấp gây ra do một số chứng rối loạn (chẳng hạn như suy tuyến cận giáp, gia đình có tiền sử bị hạ phốt-pho trong máu). Thuốc có thể được sử dụng cho bệnh thận để giữ nồng độ canxi ở mức bình thường và giúp xương phát triển bình thường. Vitamin D dạng thuốc giọt (hoặc chất bổ sung khác) được dùng cho trẻ đang bú mẹ vì sữa mẹ thường có nồng độ vitamin D thấp.

Bạn nên dùng vitamin D3 như thế nào?

Vitamin D3 được hấp thu tốt nhất khi uống sau bữa ăn nhưng có thể uống chung hoặc không kèm với thức ăn. Thực hiện theo các hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm. Nếu bạn không chắc chắn về bất cứ thông tin nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu bác sĩ đã kê đơn thuốc này, hãy dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều dùng được dựa trên tình trạng sức khỏe, lượng ánh sáng mặt trời bạn hấp thu, chế độ ăn uống, tuổi tác và đáp ứng điều trị. Đo dung dịch thuốc bằng ống nhỏ được cung cấp, hoặc sử dụng một muỗng/thiết bị đo để đảm bảo bạn dùng liều lượng chính xác. Nếu bạn dùng thuốc nhai hoặc bánh thuốc, nhai thuốc kỹ trước khi nuốt. Không nuốt toàn bộ bánh thuốc.

Một số loại thuốc (như cholestyramine/colestipol, dầu khoáng, orlistat) có thể làm giảm sự hấp thu vitamin D. Dùng các thuốc này cách khoảng càng xa càng tốt với vitamin D3 (dùng cách ít nhất 2 giờ đồng hồ, lâu hơn nếu có thể). Tốt nhất nên dùng vitamin D3 trước khi đi ngủ nếu bạn cũng đang dùng các loại thuốc khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nên đợi bao lâu giữa các liều và giúp bạn soạn lịch dùng thuốc hiệu quả với tất cả các loại thuốc bạn đang dùng.

Dùng thuốc này đều đặn để có hiệu quả tốt nhất. Để giúp ghi nhớ, hãy dùng thuốc tại một thời điểm nhất định mỗi ngày, nếu bạn đang dùng nó một lần/ ngày. Nếu bạn đang uống thuốc này chỉ một lần trong tuần, hãy nhớ dùng thuốc trong cùng một ngày mỗi tuần. Có thể đánh dấu trên lịch để nhắc nhở.

Nếu bác sĩ đã khuyên bạn nên thực hiện theo chế độ ăn uống đặc biệt (như một chế độ ăn uống giàu canxi), hãy thực hiện theo chế độ ăn uống này để thuốc phát huy tối đa hiệu quả và ngăn chặn tác dụng phụ nghiêm trọng. Không dùng thuốc/vitamin khác trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn cảm thấy tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng, hãy đi cấp cứu ngay lập tức.

Bạn nên bảo quản vitamin D3 như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

vitamin d

Liều dùng vitamin D3 cho người lớn là gì?

Liều lượng thông thường cho người lớn không dùng đủ vitamin D3:

  • Uống 400-1000 IU mỗi ngày một lần.

Liều lượng thông thường cho người lớn bị thiếu vitamin D3:

  • Uống 1000 IU mỗi ngày một lần.

Liều lượng thông thường cho người lớn ngăn ngừa chứng té ngã:

  • Uống 800 IU mỗi ngày (với canxi).

Liều lượng thông thường cho người lớn ngăn ngừa gãy xương cho người lớn tuổi:

  • Đối với bệnh nhân trên 65 tuổi: uống 100.000 IU mỗi 4 tháng.

Liều dùng vitamin D3 cho trẻ em là gì?

Liều lượng thông thường cho trẻ em không có đủ vitamin D3:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em: Uống 200 IU mỗi ngày một lần.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng: uống 400- 800 IU mỗi ngày một lần hoặc uống 150-400 IU/kg/ngày.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ và trẻ sơ sinh (trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc một phần): bắt đầu uống 400 IU mỗi ngày một lần trong vài ngày đầu tiên mới sinh. Tiếp tục bổ sung thuốc cho đến khi trẻ cai sữa để dùng lượng lớn hơn hoặc bằng 1000 ml/ngày hoặc 1 qt/ngày vitamin D công thức tăng cường sữa nguyên chất (sau 12 tháng tuổi).

Công thức cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ăn phải ít hơn 1000 ml vitamin D3: uống 400 IU mỗi ngày.

Trẻ em được cho ăn ít hơn 1000 ml sữa bổ sung vitamin D3: uống 400 IU mỗi ngày một lần.

Trẻ vị thành niên không dùng đủ lượng vitamin D3: uống 400 IU mỗi ngày một lần.

Trẻ em có nguy cơ thiếu hụt vitamin D3 (kém hấp thu chất béo mạn tính, duy trì dùng thuốc chống động kinh mạn tính): có thể cần dùng liều cao hơn; thực hiện xét nghiệm [25 (OH) D, PTH, tình trạng xương] để đánh giá.

Vitamin D3 có những dạng dùng nào?

Vitamin D3 có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch
  • Viên nén
  • Viên nhai nén
  • Viênnang cứng (con nhộng)

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vitamin D3?

Đền bệnh viện ngay nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngưng dùng vitamin D3 và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng vitamin D3 bạn nên biết những gì?

Không dùng thuốc này nếu bạn đã từng bị dị ứng với vitamin D, hoặc nếu bạn có:

  • Mức canxi cao trong máu (tăng canxi trong máu)
  • Mức vitamin D cao trong cơ thể
  • Bất kỳ tình trạng khiến cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm (kém hấp thu)

Để đảm bảo bạn có thể dùng vitamin D3 an toàn, cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ các bệnh khác:

  • Bệnh tim
  • Bệnh thận
  • Mất cân bằng điện giải
  • Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

    Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

    Tương tác thuốc

    Vitamin D3 có thể tương tác với thuốc nào?

    Tương tác thuốc có thể thay đổi hiệu quả của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tài liệu này không chứa tất cả các tương tác thuốc có thể xảy ra. Giữ danh sách của tất cả sản phảm bạn đang sử dụng (bao gồm cả thuốc kê toa/thuốc không cần toa và các sản phẩm thảo dược) và nói với bác sĩ hoặc dược sĩ. Không bắt đầu, ngưng dùng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

    Thức ăn và rượu bia có tương tác tới vitamin D3 không?

    Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

    Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến vitamin D3?

    Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

    Khẩn cấp/Quá liều

    Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

    Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

    Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

    Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 28/01/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo