- Từ 15 đến 30kg: dùng 10mg 2 lần một ngày.
- Trên 30kg: dùng 20mg 2 lần một ngày.
Lưu ý: Sự an toàn và hiệu quả của việc sử dụng omeprazole ở bệnh nhân dưới 1 tuổi và trẻ em ngoài điều trị trào ngược dạ dày và duy trì điều trị viêm loét thực quản do ăn mòn chưa được chứng minh.
Liều dùng thông thường cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 1-16 tuổi mắc bệnh bệnh trào ngược dạ dày, loét, viêm thực quản:
Dùng uống:
- Từ 5kg đến dưới 10 kg : dùng 5mg mỗi ngày một lần.
- Từ 10kg đến dưới hoặc bằng 20kg: dùng 10mg mỗi ngày một lần.
- Trên 20kg: dùng 20mg mỗi ngày một lần.
Cách dùng

Bạn nên dùng omeprazole như thế nào?
Thuốc omeprazole thường được dùng trước khi ăn (ít nhất 1 giờ trước khi ăn). Đối với loại không kê đơn (OTC) chỉ nên dùng cách 24 giờ một lần trong 14 ngày. Dùng thuốc này vào buổi sáng trước khi bạn ăn sáng. Có thể mất tối đa 4 ngày để có hiệu lực.
Bạn cần ngừng thuốc ít nhất 4 tháng trước khi bắt đầu điều trị liệu trình 14 ngày nữa. Nếu có các triệu chứng khác và cần được điều trị trước khi đủ 4 tháng, hãy liên hệ bác sĩ.
Bạn không được nghiền nát, nhai hoặc làm vỡ viên thuốc khi uống mà hãy nuốt cả viên. Nếu không, bạn có thể mở viên nang và rắc thuốc vào một chiếc thìa, nuốt hỗn hợp ngay lập tức chứ đừng nhai.
Ngoài ra, bạn có thể hòa tan bột với một lượng nhỏ nước. Bạn cần lưu ý dùng 1 muỗng cà phê nước cho gói 2,5mg, hoặc 1 muỗng canh nước cho gói 10mg. Bạn để hỗn hợp trong 2 hoặc 3 phút, sau đó khuấy đều và uống ngay. Để đảm bảo mình uống đúng liều lượng, bạn hãy đổ thêm ít nước với phần thuốc còn lại và uống.
Nếu bạn đã sử dụng omeprazole hơn 3 năm, bạn có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn về cách xử lý nếu tình trạng này kéo dài.
Bạn nên đến bác sĩ nếu các triệu chứng không thể cải thiện hoặc trầm trọng hơn. Thuốc này có thể gây nên những kết quả không chính xác với các xét nghiệm y khoa nhất định. Bạn phải ngưng dùng thuốc trong một thời gian ngắn trước khi làm xét nghiệm. Bạn nên cho bác sĩ biết bạn đang dùng thuốc omeprazole.
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm:
- Thiếu minh mẫn
- Buồn ngủ
- Nhìn mờ
- Tim đập nhanh, đánh trống ngực
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Ra mồ hôi
- Ửng đỏ (cảm giác nóng)
- Đau đầu
- Khô miệng
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
>>> Bạn có thể tham khảo: Cách uống nghệ mật ong chữa dạ dày sao cho hiệu quả và an toàn?
Bạn nên bảo quản omeprazole như thế nào?
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Không vứt thuốc vào nhà vệ sinh hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Omeprazole có những dạng và hàm lượng nào?
Omeprazole có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nang 5mg, 10mg, 20mg, 40mg.
- Hỗn dịch 25mg, 2,5mg, 10mg.
Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng omeprazole?
Omeprazole có thể gây ra vài tác dụng phụ, chẳng hạn như:
- Bị táo bón
- Đầy hơi
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Đau đầu
Ngoài ra, Omeprazole có thể gây ra một số triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy đến khám bác sĩ ngay lập tức. Các triệu chứng này bao gồm:
- Phát ban
- Ngứa ngáy
- Sưng phình bất thường một số bộ phận trên cơ thể như mặt, cổ họng, lưỡi, môi, mắt, bàn tay, bàn chân, cổ chân hoặc bắp chân
- Triệu chứng khó thở hoặc khó nuốt
- Khàn tiếng
- Tim đập nhanh bất thường
- Mệt mỏi quá mức
- Choáng váng, hoa mắt
- Đau đầu nhẹ
- Co thắt cơ
- Một phần cơ thể bị run không thể kiểm soát (run tay)
- Bị động kinh
- Tiêu chảy ra phân lỏng
- Đau dạ dày
- Bị sốt
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!