backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Viên xông mũi có hiệu quả không? Cách dùng như thế nào?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 08/09/2023

    Viên xông mũi có hiệu quả không? Cách dùng như thế nào?

    Vào thời điểm giao mùa ẩm ương thì bệnh cảm cúm hay viêm mũi rất dễ dàng bùng phát. Bên cạnh những biện pháp điều trị đặc hiệu, sử dụng viên xông mũi tại nhà cũng là cách giải cảm, chữa viêm họng, nghẹt mũi,… hiệu quả. 

    Hãy cùng tìm hiểu về 2 viên xông mũi họng phổ biến trên thị trường và cách dùng viên xông tại nhà với Hello Bacsi nhé! 

    Viên xông mũi là gì? 

    Xông mũi là phương pháp điều trị bệnh dân gian được lưu truyền từ xa xưa, dùng để làm dịu và thông thoáng đường thở khi có dấu hiệu tắc nghẽn.

    Theo y học cổ truyền, khi xông mũi bằng hơi nước ẩm và ấm, ta còn có thể thêm vào các vị thuốc thảo dược giúp sát khuẩn đường hô hấp. Ngày nay, thay vì phải chuẩn bị nhiều nguyên liệu cho một nồi xông hơi, bạn có thể dùng viên xông mũi nhỏ gọn, tiện lợi. 

    Nếu trong những ngày thời tiết thất thường bạn, gia đình bạn dễ bị cảm cúm và muốn điều trị tại nhà, có thể xem thêm hướng dẫn của bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng qua bài viết sau của Hello Bacsi: Hỏi đáp bác sĩ: Cảm cúm uống thuốc gì?

    Khi nào nên sử dụng viên xông mũi? 

    viên xông mũi có tác dụng gì

    Với kích thước nhỏ gọn, tiện lợi hơn so với sử dụng thảo dược, viên xông mũi được sử dụng phổ biến nhờ hiệu quả: 

    • Sát trùng mũi họng 
    • Xông trị cảm mạo, cảm cúm.

    Ngoài ra, liệu pháp xông hơi cũng nên được sử dụng khi: 

    • Đau họng, khàn tiếng. 
    • Khô cổ họng.
    • Ho khan dai dẳng hoặc ho có đờm
    • Tiếp xúc với môi trường nhiều khói, bụi, hóa chất. 

    Những trường hợp này, xông hơi sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và nhẹ nhàng hơn, không còn bị khô hay đau rát ở mũi và cổ họng nữa. 

    Bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại viên xông mũi họng tại nhà thuốc trên toàn quốc.

    Cách xông mũi bằng viên xông tại nhà

    Dưới đây là cách xông mũi với 2 thương hiệu phổ biến nhất trên thị trường hiện nay: viên xông mũi hương tràm Vim Báo Gấm và viên xông mũi Euca-OPC. 

    Đối với viên xông hương tràm Vim Báo Gấm

    Viên xông hương tràm Vim Báo Gấm là sản phẩm của công ty dược phẩm Vimedimex, ủy quyền cho công ty cổ phần Dược Nature Việt Nam đăng ký, sản xuất và phân phối. Thành phần chính là các tinh dầu menthol, eucalyptol và camphor. 

    Cách dùng viên xông này tùy theo mục đích sử dụng như sau: 

    • Dùng xông hơi trị cảm: Cho 4 viên xông hương tràm vào nồi chứa 200ml nước sôi ở 100°C. Sau đó, bạn tìm một chỗ kín gió, trùm một chiếc khăn to lên đầu rồi đưa mặt sát vào nồi nước xông trong 10-15 phút. Bạn có thể xông 1-2 lần/ngày theo cách này. 
    • Dùng sát trùng mũi họng: Cho 1 viên xông hương tràm vào máy xông mũi họng hoặc cốc chứa 200-250ml nước sôi 100°C. Bạn đậy nắp ly bằng phễu giấy rồi hít vào bằng cả mũi và miệng.
    • Dùng trong sauna: Cho 4 viên xông vào trong 200ml nước sôi rồi rưới lên lò than để bốc hơi tinh dầu từ từ. 

    cách xông mũi bằng viên xông mũi họng

    Đối với viên xông mũi Euca-OPC 

    Viên xông mũi Euca-OPC là sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm OPC với thành phần tương tự viên xông hương tràm gồm menthol, eucalyptol và camphor. 

    • Cách dùng viên xông mũi OPC trị cảm cúm, cảm mạo: Mỗi lần dùng 2 viên cho vào từ 1-2 lít nước vừa sôi, trùm kín chăn trong 15-20 phút. Ngày xông từ 1-2 lần. 
    • Cách dùng viên xông để sát trùng mũi họng: Mỗi lần dùng 1 viên, cho vào 300ml nước vừa sôi, đậy nắp bằng phễu giấy, hít vào bằng mũi và miệng để sát trùng. 

    Lưu ý: không dùng các loại viên xông cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh hoặc co giật sốt cao. Người ra nhiều mô hôi. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi sử dụng.

    Trên đây là những thông tin cần biết về viên xông mũi và cách xông mũi bằng viên xông, hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích để bạn đối phó những triệu chứng đường hô hấp một cách hiệu quả trong mùa dịch bệnh này nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

    Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


    Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 08/09/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo