Thuốc tránh thai khẩn cấp levonorgestrel hay thuốc tránh thai khẩn cấp 72h đang bị nhiều chị em lạm dụng và gây ra các tác dụng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
Vậy, tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp 72h levonorgestrel là gì? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn để thận trọng khi sử dụng nhé!
Thuốc tránh thai khẩn cấp levonorgestrel là gì?
Levonorgestrel nằm trong một nhóm thuốc có chứa progestin. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình rụng trứng từ buồng trứng hoặc ngăn cản sự thụ tinh của trứng bởi tinh trùng. Thuốc cũng hoạt động bằng cách thay đổi niêm mạc tử cung (dạ con) để ngăn ngừa sự phát triển của thai kỳ.
Thuốc tránh thai khẩn cấp levonorgestrel được sử dụng như một phương pháp tránh thai khẩn cấp trong trường hợp sau khi quan hệ tình dục mà không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào hoặc sử dụng biện pháp ngừa thai thông thường không thành công hoặc không đúng cách, chẳng hạn như bao cao su bị rách, quên uống thuốc ngừa thai hàng ngày…
Levonorgestrel phải được dùng trong vòng 72 giờ (3 ngày) kể từ khi quan hệ tình dục để đảm bảo tránh thai hiệu quả, vì vậy, nó còn được gọi là loại thuốc tránh thai khẩn cấp 72h. Levonorgestrel không ảnh hưởng đến phương pháp tránh thai thông thường nhưng thuốc không nên được sử dụng để tránh thai một cách thường xuyên vì có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Bạn có thể quan tâm: Cẩn trọng với 4 tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp
Các tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp 72h levonorgestrel
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp 72h là gây thuyên tắc phổi (nhồi máu phổi)
Thuốc tránh thai khẩn cấp levonorgestrel có chứa hormone progestin có thể làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi nếu dùng trong thời gian dài. Thuyên tắc phổi là tình trạng một trong những động mạch phổi bị tắc nghẽn. Nó thường được gây ra bởi huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). DVT là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu bên trong cơ thể (thường là ở chân) và di chuyển đến phổi.
Khi điều này xảy ra, thuyên tắc phổi làm chặn dòng máu đến phổi, giảm nồng độ oxy trong máu và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng thuyên tắc phổi có thể gây đột quỵ, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Theo một nghiên cứu của FDA trên 10.000 phụ nữ dùng thuốc tránh thai cho thấy rằng, có khoảng từ 3 đến 9 người trong số này sẽ hình thành cục máu đông và làm tăng nguy cơ bị thuyên tắc phổi. Vì vậy, khuyến cáo không dùng thuốc tránh thai khẩn cấp levonorgestrel quá 2 lần trong 1 chu kỳ kinh nguyệt.
Các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ bị thuyên tắc phổi bao gồm:
- Tiền sử gia đình bị thuyên tắc phổi hoặc cục máu đông tĩnh mạch
- Từng có cục máu đông trước đó
- Từng trải qua cuộc phẫu thuật lớn
- Một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư buồng trứng hoặc ung thư tuyến tụy, ung thư vú
- Tiền sử bị đau tim hoặc đột quỵ
- Các bệnh rối loạn đông máu di truyền
- Các bệnh mạch máu như suy van tĩnh mạch, xơ vữa động mạch
- Đang mang thai hoặc trong vòng 6 tuần sau sinh
- Hút thuốc
- Béo phì
- Lối sống ít vận động
- Lạm dụng thuốc tránh thai
- Người cao tuổi
- Các tình trạng làm tăng nguy cơ đông máu: sau nhiễm SARS-CoV-2, sốc nhiễm khuẩn…
- Gãy xương chân hoặc hông.
Nếu bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào kể trên, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp levonorgestrel. Phụ nữ trên 35 tuổi có thể được khuyến khích sử dụng biện pháp tránh thai không nội tiết tố. Khi sử dụng thuốc levonorgestrel có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, không nên lạm dụng thuốc, chỉ nên dùng trong các trường hợp thật sự cần thiết.
Bạn có thể quan tâm: Vì sao uống thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thai?
Tác dụng phụ khác cần thăm khám ngay lập tức
Ngoài thuyên tắc phổi, thuốc tránh thai khẩn cấp levonorgestrel có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khác. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây:
Phổ biến
- Kinh nguyệt vắng, trễ hoặc không đều
- Kinh nguyệt dài hơn hoặc nặng hơn
- Chướng bụng nhẹ
- Đau hoặc co thắt dạ dày
- Đau vùng chậu
- Ngừng chảy máu kinh nguyệt
- Chảy máu kinh nguyệt bất thường
- Chảy máu tử cung giữa các kỳ kinh nguyệt
- Chảy máu âm đạo hoặc ra máu.
Ít phổ biến
- Nhìn mờ
- Chuột rút
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Chảy máu nhiều
- Ngứa âm đạo hoặc vùng sinh dục
- Lo lắng
- Đau đớn
- Đau khi quan hệ tình dục
- Da nhợt nhạt
- Tiếng thình thịch trong tai
- Nhịp tim chậm hoặc nhanh
- Sưng tấy
- Tiết dịch âm đạo dày, màu trắng, có mùi nhẹ hoặc không
- Tiết dịch âm đạo màu trắng hoặc hơi nâu
- Khó thở
- Chảy máu hoặc bầm tím bất thường
- Mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường.
Hiếm gặp
- Ớn lạnh
- Chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu
- Tim đập nhanh
- Mạch nhanh, yếu
- Sốt
- Da nhợt nhạt, lạnh, sần sùi
- Thở nhanh và nông
- Đau bụng hoặc đau vai
- Đổ mồ hôi
- Chảy máu âm đạo nhiều hoặc bất thường
Tác dụng phụ không xác định được tần suất
- Tiết dịch trong suốt hoặc có máu từ núm vú
- Da vú bị lõm
- Đau bụng âm ỉ
- Tiết dịch âm đạo có mùi hôi
- Tăng huyết áp
- Tăng nhu cầu đi tiểu
- Núm vú ngược
- Sưng to, giống như phát ban trên mặt, mí mắt, môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay, chân, bàn chân hoặc cơ quan sinh dục
- Khối u ở vú hoặc dưới cánh tay
- Đau khi đi tiểu
- Núm vú bị đóng vảy
- Đỏ hoặc sưng vú
- Đau bụng dữ dội
- Chuột rút
- Đau nhói khi chèn
- Sốt rét run
- Vết loét trên da vú không lành.
Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể biến mất theo thời gian
Thuốc tránh thai khẩn cấp levonorgestrel cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khác nhưng không cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Những tác dụng phụ này có thể biến mất trong quá trình điều trị khi cơ thể bạn dần thích nghi với thuốc. Ngoài ra, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn các cách để ngăn ngừa hoặc giảm một số tác dụng phụ này. Cụ thể như sau:
Phổ biến
- Vết thâm trên da
- Đau hoặc khó chịu vú
- Gàu
- Phiền muộn
- Da dầu
- Mụn nhọt
Ít phổ biến
- Đau lưng
- Đau bụng
- Đau đầu
- Căng ngực
- Giảm hứng thú với quan hệ tình dục
- Đầy hơi
- Rụng tóc
- Ngứa hoặc phát ban
- Tăng sự phát triển của tóc, đặc biệt là trên mặt
- Tăng cân
- Mất khả năng tình dục hoặc giảm ham muốn
- Buồn nôn, nôn mửa
- Tiêu chảy
- Chóng mặt
- Đau dạ dày
- Đỏ da
- Phát ban da, đóng vảy, có vảy và rỉ nước
- Sưng vùng dạ dày
- Tóc mỏng.
Các tác dụng phụ khác không được liệt kê cũng có thể xảy ra ở một số bệnh nhân. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng nào khác, hãy thăm khám ngay với bác sĩ.
Tóm lại, việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp levonorgestrel không chỉ gây thuyên tắc phổi mà còn có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác. Dù là sử dụng phương pháp ngừa thai nào thì chị em cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ và theo dõi tình hình sức khỏe trong suốt quá trình trị liệu để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài nhé!