Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về các loại thuốc bôi trị nhiệt miệng hiện đang phổ biến trên thị trường nhé!
Nên dùng thuốc bôi nhiệt miệng khi nào?
Nhiệt miệng là những vết loét nông, nhỏ thường thấy ở niêm mạc miệng, má, lưỡi, nướu,… Những vết loét này sẽ gây đau và khó chịu khiến người bệnh khó nói chuyện, ăn uống như bình thường.
Mặc dù đa số tình trạng vết loét miệng là bệnh lý lành tính và không nguy hiểm cho tính mạng nhưng nó lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày. Để làm giảm bớt những triệu chứng này, bạn có thể dùng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. Có rất nhiều loại thuốc bôi trị nhiệt miệng khác nhau dưới dạng thuốc mỡ, gel, kem,… phục vụ nhu cầu sử dụng của bệnh nhân. Tuy nhiên, thuốc bôi nhiệt miệng dùng tại nhà chỉ hiệu quả khi vết loét thông thường, có kích thước nhỏ và không có dấu hiệu tái phát thường xuyên. Trường hợp vết loét miệng nghiêm trọng và tái phát nhiều lần trong năm, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo bạn kết hợp các biện pháp điều trị nhiệt miệng khác như: sử dụng nước súc miệng có chứa hydrogen peroxide, chlorhexidine hoặc dexamethasone,… và các loại thuốc uống điều trị loét miệng. Đặc biệt những trường hợp nhiệt miệng tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh, kháng nấm và kiểm tra miễn dịch của cơ thể để điều trị.
Lưu ý rằng dùng thuốc bôi nhiệt miệng chỉ là biện pháp “chữa cháy” nhằm giúp bạn giảm đau rát và sinh hoạt dễ dàng hơn nhưng thường không có tác dụng trị dứt điểm nhiệt miệng. Trong quá trình này, vẫn cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh kết hợp với chỉ định điều trị của bác sĩ (nếu có).
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!