- Tỷ lệ nhiễm giun > 50% sẽ tiến hành tẩy giun hàng loạt 3 lần/năm.
- Tỷ lệ nhiễm giun từ 20-50% sẽ tiến hành tẩy giun hàng loạt 2 lần/năm.
- Tỷ lệ nhiễm giun từ 10-20% sẽ tiến hành tẩy giun hàng loạt 1 lần/năm.
- Tỷ lệ nhiễm giun từ 1% đến dưới 10% sẽ cần tiến hành tẩy giun hàng loạt 2 năm 1 lần.
- Tỷ lệ nhiễm giun dưới 1% sẽ không cần tiến hành tẩy giun.
Nhìn chung, gia đình bạn nên uống thuốc xổ giun mỗi năm 2 lần, để phòng tránh hiệu quả các bệnh nhiễm trùng giun trong lòng ruột. Cụ thể về cách uống thuốc xổ giun định kỳ đúng cách và hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm tại: [Hỏi đáp cùng dược sĩ] Làm sao để uống thuốc xổ giun đúng cách? Các loại thuốc xổ giun cho người lớn phổ biến hiện nay

Thuốc xổ giun sẵn có hiện nay trên thị trường chủ yếu chứa hai hoạt chất là mebendazol và albendazol. Dưới đây là một số loại thuốc xổ giun không kê đơn bạn có thể tham khảo:
Fugacar
Fugacar là thuốc xổ giun phổ biến nhất hiện nay với thành phần hoạt chất là mebendazol 500 mg. Mebendazol diệt trừ giun đường ruột theo cơ chế cản trở sự hình thành vi ống ở ruột giun, dẫn đến rối loạn hấp thu glucose và chức năng tiêu hóa ở ruột giun gây ra quá trình tự phân giải của giun. Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp nhiễm một hoặc nhiều loại giun đường ruột như giun đũa, giun kim, giun tóc và giun móc.
Hướng dẫn sử dụng thuốc xổ giun Fugacar
Uống 1 viên duy nhất, có thể nhai viên thuốc trước khi nuốt. Không cần áp dụng các biện pháp đặc biệt khác như ăn kiêng hay uống thuốc nhuận tràng. Ở vùng dịch tễ nhiễm giun đường ruột nặng, tẩy giun định kỳ 3-4 lần/năm với Fugacar sẽ giảm thiểu đáng kể dịch bệnh.
Lưu ý
Không dùng thuốc xổ giun Fugacar cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và bệnh nhân suy gan, người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Zentel
Zentel là thuốc xổ giun chứa thành phần albendazol, thường dùng để tiêu diệt các loại giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Ngoài ra, Zentel cũng dùng để điều trị các bệnh ấu trùng sán lợn, sán lá gan,…
Hướng dẫn sử dụng
Thuốc xổ giun Zentel có thể dùng để nhai, uống và trộn với thức ăn, không cần nhịn ăn hoặc uống thuốc nhuận tràng. Đối với chỉ định loại trừ giun kim, giun đũa, giun móc, giun tóc, liều dùng thuốc xổ giun Zentel như sau:
- Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi dùng liều một viên 400 mg duy nhất trong ngày. Điều trị có thể được lặp lại trong vòng 3 tuần. Riêng với giun lươn và sán dùng một liều 400 mg/ngày x 3 ngày.
- Trẻ em 1 đến 2 tuổi: 200 mg một liều duy nhất uống trong ngày. Có thể nhắc lại sau 3 tuần.
Lưu ý
Không dùng thuốc cho người có tiền sử dị ứng với các thuốc chứa hoạt chất loại benzimidazol hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Chống chỉ định thuốc cho phụ nữ có thai. Thận trọng khi dùng thuốc xổ giun thành phần albendazol cho người suy giảm chức năng gan.
Khi điều trị thuốc xổ giun chứa albendazole trong thời gian ngắn (không quá 3 ngày) một số trường hợp bị khó chịu ở đường tiêu hóa (đau vùng thượng vị, tiêu chảy) và đau đầu.
Combantrin
Combantrin là viên uống tẩy giun vị socola thành phần chính là pyrantel, được dùng để điều trị nhiễm trùng giun kim và giun tròn. Đây là một trong các loại thuốc xổ giun bán chạy nhất tại Úc, dùng được cho cả gia đình, phù hợp với người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.
Hướng dẫn sử dụng
Uống một liều duy nhất, sau bữa ăn. Liều cho từng người được tính theo trọng lượng cơ thể, cụ thể là 10 mg pyrantel cho 1 kg cân nặng.
Không dùng thuốc cho bệnh nhân bệnh gan cấp tính, người suy thận và mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Một số câu hỏi thắc mắc xoay quanh thuốc xổ giun Combantrin là có thể dùng Combantrin cho phụ nữ mang thai hay không? Không có chống chỉ định của Combantrin nhưng theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, cần thận trọng dùng thuốc cho bà bầu và tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng thuốc xổ giun này.
Bạn có thể xem thêm: Giải đáp: Mẹ cho con bú có tẩy giun được không?
Trên đây là những thông tin cần biết về các loại thuốc xổ giun phổ biến trên thị trường, hướng dẫn và lưu ý khi dùng thuốc. Lưu ý rằng nhiễm trùng giun là một bệnh có khả năng lây lan cao, nên tốt nhất là cần tiến hành tẩy giun định kỳ cho cả gia đình, bạn nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!