Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc epofluden?
Paracetamol
Phản ứng dị ứng như ban da hoặc mày đay thỉnh thoảng xảy ra, đôi khi nặng hơn có thể kèm theo sốt và tổn thương niêm mạc. Ít khi gặp các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, rối loạn tạo máu, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu hay độc tính trên thận khi lạm dụng dài ngày. Hiếm khi gặp phản ứng quá mẫn nghiêm trọng.
Dextromethorphan
Các tác dụng phụ thường gặp như: mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, da đỏ bừng và đôi khi có thể bị nổi mề đay. Hiếm gặp nhưng một số tác dụng phụ của dextromethorphan có thể bao gồm ngoại ban, cảm thấy buồn ngủ nhẹ và rối loạn tiêu hóa.
Loratadin
Khi sử dụng loratadin với liều lớn hơn 10mg hàng ngày, sẽ có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:
- Đau đầu
- Khô miệng
- Chóng mặt
- Khô mũi và hắt hơi
- Viêm kết mạc.
Hiếm gặp nhưng bệnh nhân cũng có thể bị trầm cảm, loạn nhịp tim, đánh trống ngực, buồn nôn, kinh nguyệt không đều, rối loạn chức năng gan, ngoại ban, mề đay, choáng phản vệ.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng/Lưu ý
Những điều nên tránh khi sử dụng thuốc epofluden
Không dùng thuốc cùng với các thuốc có chứa paracetamol và loratadin vì có nguy cơ gây quá liều. Không dùng thuốc quá 7 ngày. Không dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Tương tác thuốc

Thuốc epofluden có thể tương tác với những thuốc nào?
Không dùng thuốc epofluden với các thuốc và nhóm thuốc sau:
- Cholestyramine;
- Thuốc kháng đông;
- Thuốc ức chế thần kinh trung ương
- Thuốc Kháng tiết Cholin.
Thuốc epofluden có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Đặc biệt đây là thuốc có chứa thành phần paracetamol, có thể gây phản ứng phụ nghiêm trọng trên gan khi dùng thuốc với rượu. Đến gặp ngay bác sĩ nếu bạn bị sốt, ớn lạnh, đau khớp hoặc sưng, mệt mỏi hoặc suy nhược quá mức, chảy máu hay bầm tím, xuất hiện phát ban, ngứa da, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa, vàng da hoặc mắt trắng.
Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc epofluden như thế nào?
Bạn nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.
Nếu thấy viên thuốc bị ẩm mốc, loang màu, nhãn thuốc in số lô, HSD, NSX hoặc có các biểu hiện nghi ngờ khác phải đem thuốc tới hỏi lại nơi bán hoặc nơi sản xuất.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!