backup og meta

Thuốc xịt mũi gồm những loại nào? Hiểu để điều trị đúng

Thuốc xịt mũi gồm những loại nào? Hiểu để điều trị đúng

Thuốc xịt mũi trị viêm mũi dị ứng gồm nhiều loại. Việc hiểu rõ các loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng sẽ giúp bạn lựa chọn đúng thuốc và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Khi bị dị ứng, bên cạnh thuốc uống thì các loại thuốc xịt thông mũi cũng có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc xịt mũi mà bạn có thể mua tại nhà thuốc hoặc được bác sĩ kê đơn để giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi. Vậy những loại thuốc xịt viêm mũi dị ứng đó là gì và bạn cần lưu ý gì khi dùng các thuốc thông mũi này? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Thuốc xịt mũi có tác dụng gì?

Các thuốc xịt viêm mũi dị ứng thường có tác dụng nhắm vào những vị trí viêm trong mũi, giúp giảm sưng và khắc phục tình trạng nghẹt mũi.

Một số loại thuốc xịt mũi (thuốc xịt mũi steroid và thuốc xịt kháng histamine) được thiết kế đặc biệt để điều trị các triệu chứng dị ứng và có thể được sử dụng lâu dài.

Đối với thuốc xịt thông mũi, chỉ nên được sử dụng trong vài ngày, vì vậy bạn có thể dùng loại xịt mũi này để điều trị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc cúm.

Các loại thuốc xịt mũi trị dị ứng

thuốc xịt viêm mũi dị ứng

Thuốc xịt thông mũi

Các thuốc xịt thông mũi, ví dụ như oxymetazoline và pseudoephedrine, có tác dụng làm co các mạch máu và mô bị sưng trong mũi gây nghẹt mũi.

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng các thuốc này quá 3 ngày vì có thể khiến tình trạng nghẹt mũi nặng hơn. Khi bị nghẹt mũi trở lại, người bệnh thường có xu hướng tiếp tục dùng thuốc xịt thông mũi. Mỗi lần sử dụng các mạch máu trong mũi sẽ thu hẹp, khiến các mô mũi co lại. Sau khi thuốc hết tác dụng, mô mũi lại sưng lên. Đôi khi nó còn sưng hơn trước.

Nếu người bệnh tiếp tục sử dụng, vết sưng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến sưng mô vĩnh viễn. Sử dụng lâu dài các loại thuốc xịt  thông mũi này cũng có thể làm tổn thương mô, gây nhiễm trùng và đau đớn.

Lưu ý

Nếu bạn bị bệnh glocom hoặc tăng huyết áp không kiểm soát được, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc xịt mũi kháng histamine

Các thuốc xịt kháng histamine giúp giảm nghẹt mũi, ngứa, sổ mũi và hắt hơi bằng cách ngăn chặn chất hóa học histamine trong cơ thể. Các thuốc kháng histamine dạng xịt có thể gây ra ít tác dụng phụ vá ít gây buồn ngủ hơn đối với thuốc dạng viên uống.

Thuốc xịt viêm mũi dị ứng chứa steroid

Những loại thuốc xịt mũi này có tác dụng giảm nghẹt mũi, hắt hơi và ngứa, chảy nước mắt rất tốt. Chúng cũng giúp ngăn chảy nước mũi. Các steroid dạng xịt thường là loại thuốc đầu tiên được khuyên dùng cho người bị dị ứng, nhưng phải mất khoảng một tuần trước khi bạn nhận thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Một số thuốc xịt mũi steroid kê đơn bao gồm beclomethasone, ciclesonide, fluticasone furoate và mometasone. Các thuốc không kê đơn gồm budesonide, fluticasone và triamcinolone.

Các tác dụng phụ của thuốc xịt mũi steroid có thể bao gồm nhức đầu, đau họng, chảy máu cam hoặc ho.

Sử dụng thuốc xịt mũi an toàn

lưu ý dùng thuốc xịt mũi

Giống như các loại thuốc khác, nếu bạn dùng thuốc xịt mũi không đúng cách thì sẽ không đạt được hiệu quả thuốc như mong đơi.

Để biết cách sử dụng chính xác thuốc xịt mũi, bạn có thể tham khảo: Chi tiết các bước sử dụng thuốc xịt mũi đúng cách 

Sau đây là một số lưu ý giúp bạn thuốc xịt mũi an toàn:

  • Không xịt vào vách ngăn mũi vì lực xịt có thể làm tổn thương mô gây kích ứng hoặc chảy máu mũi.
  • Không ngửa đầu ra sau khi dùng thuốc xịt mũi vì thuốc có thể chảy thẳng xuống cổ họng.
  • Đừng xì mũi ngay sau xịt vì sẽ đẩy hết thuốc ra ngoài, không lưu lại trong mũi và các xoang, khiến hiệu quả của thuốc giảm.
  • Không dùng chung thuốc xịt mũi để tránh lây nhiễm vi khuẩn.
  • Hãy giữ chai xịt luôn sạch sẽ, lau sạch đầu đầu xịt và đậy nắp lại sau mỗi lần sử dụng.

Khi nào bạn không nên dùng thuốc xịt mũi?

Các thuốc xịt mũi hầu như an toàn đối với người bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị tiểu đường, huyết áp cao, cường giáp hoặc nếu đang dùng các loại thuốc khác, bác sĩ sẽ đề nghị thuốc điều trị dị ứng khác.

Bạn cũng không nên dùng thuốc xịt mũi nếu đường mũi bị tổn thương. Tình trạng này được gọi là viêm mũi phụ thuộc thuốc, xảy ra khi bạn sử dụng thuốc xịt thông mũi lâu hơn 3 ngày. Khi tình trạng này xảy ra, bạn có thể cần thêm thuốc để kiểm soát nghẹt mũi nếu không nó có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn ngừng sử dụng thuốc xịt.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nasal Sprays Work Best When You Use Them Correctly — Here’s How. https://health.clevelandclinic.org/how-to-use-nasal-spray/ Ngày truy cập 30/8/2022

Steroid nasal sprays. https://www.nhs.uk/conditions/steroid-nasal-sprays/. Ngày truy cập 30/8/2022

AAAAI allergy & asthma medication guide.
https://www.aaaai.org/conditions-and-treatments/treatments/drug-guide/nasal-medication. Ngày truy cập 30/8/2022

Corticosteroids. (2015, November 21)
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/allergies-asthma/Pages/Corticosteroids.aspx. Ngày truy cập 30/8/2022

Familydoctor.org editorial staff. (2017, June 27). Antihistamines: understanding your OTC options
http://familydoctor.org/familydoctor/en/drugs-procedures-devices/over-the-counter/antihistamines-understanding-your-otc-options.html. Ngày truy cập 30/8/2022

Phiên bản hiện tại

09/09/2022

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

7 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây và những lưu ý khi dùng

Trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi: Nguyên nhân do đâu, khắc phục thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 09/09/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo