Biệt dược: Tydol, Tydol 650, Tydol 500, Tydol 250, Tydol 150, Tydol Plus, Tydol PM, Tydol codeine…
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Biệt dược: Tydol, Tydol 650, Tydol 500, Tydol 250, Tydol 150, Tydol Plus, Tydol PM, Tydol codeine…
Thuốc Tydol có thành phần hoạt chất chính là acetaminophen (paracetamol) nhưng có rất nhiều tên biệt dược khác nhau do mỗi loại có sự khác nhau một chút về dạng bào chế, hoạt chất và hàm lượng. Ví dụ như:
Cũng vì sự khác nhau này nên với mỗi đối tượng sử dụng khác nhau, mức độ cơn đau, bác sĩ sẽ lựa chọn một biệt dược phù hợp nhất.
Với tác dụng chính là giảm đau, hạ sốt, thuốc Tydol được dùng để:
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
– Tydol viên nén bao phim: uống theo liều lượng khuyến cáo ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng của từng biệt dược, thường là 1 – 2 viên/ lần cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Thời gian uống cách nhau khoảng 6 giờ. Không uống quá:
– Tydol dạng hỗn dịch uống: liều dùng cho mỗi lần uống sẽ dựa trên cân nặng theo bảng dưới đây:
Mỗi lần uống thuốc cách nhau ít nhất 4 giờ. Không dùng quá 5 lần/ ngày.
– Tydol dạng bột pha hỗn dịch: dùng theo liều khuyến cáo ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng, thường dựa trên cân nặng của trẻ. Ví dụ liều dùng của thuốc bột Tydol 150:
– Tydol dạng viên nén bao phim:
Đối với dạng hỗn dịch, bạn cần nhớ lắc kỹ chai thuốc trước khi uống. Khi lấy thuốc, hãy dùng muỗng đong hay cốc đong đúng thể tích liều lượng phù hợp.
Nếu dùng thuốc dạng bột pha hỗn dịch, bạn cho hết bột thuốc vào một lượng nước vừa đủ, khuấy đều rồi dùng ngay sau khi pha xong.
Dạng viên nén bao phim dùng đường uống với một ít nước. Lưu ý, không nhai, nghiền hay bẻ viên thuốc.
Khoảng cách giữa các lần uống thuốc tối thiểu là 4 giờ. Không dùng thuốc để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ em; hay quá 3 ngày khi sốt cao (39,5ºC), trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.
Quá liều acetaminophen có thể gây buồn nôn, ói mửa, chán ăn, xanh xao, đau bụng. Các triệu chứng thường xảy ra trong vòng 2-3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Tình trạng methemoglobin máu dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay là dấu hiệu đặc trưng khi nhiễm độc cấp tính dẫn chất p-aminophenol. Trẻ em có khuynh hướng bị methemoglobin dễ hơn người lớn sau khi uống thuốc.
Nhiễm độc acetaminophen có thể xảy ra do dùng một liều độc duy nhất hoặc uống liều lớn lặp lại (như 7,5-10g mỗi ngày trong 1-2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc tính cấp nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
Khi bị ngộ độc nặng, ban đầu hệ thần kinh trung ương có thể bị kích thích, bị kích động và mê sảng. Tiếp theo là ức chế hệ thần kinh trung ương gây hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh, nông, mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn. Trụy mạch do giảm oxy huyết tương đối và do ức chế trung tâm chỉ xảy ra với liều rất lớn. Nếu giãn mạch nhiều, có thể xảy ra tình trạng sốc. Ngoài ra, các phản ứng quá liều rất nặng (rất hiếm gặp) khác là co giật nghẹt thở gây tử vong, hôn mê rồi tử vong.
Tổn thương gan và suy gan cũng có khả năng xảy ra sau khi uống liều độc. Người bệnh có thể chết vì suy gan. Trường hợp không tử vong, thương tổn ở gan phục hồi sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Các biệt dược phối hợp acetaminophen với hoạt chất khác có thể xảy ra phản ứng quá liều với hoạt chất còn lại. Ví dụ, với thuốc Tydol Plus có thêm thành phần cafein khi dùng quá liều gây đau dạ dày ruột, hoang tưởng nhẹ, mất ngủ, tiểu nhiều, mất nước, sốt. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn gồm loạn nhịp tim, co giật động kinh co cứng. Tydol Codein có thêm thành phần codein có thể gây suy hô hấp, lơ mơ dẫn đến trạng thái đờ đẫn, hôn mê; mềm cơ, da lạnh và ẩm, đôi khi mạch chậm và hạ huyết áp. Quá liều codein nặng gây ngừng thở, trụy mạch, ngừng tim và có thể tử vong.
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Sau đó đợi 4 – 6 giờ để sử dụng liều tiếp theo. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Một số tác dụng phụ được ghi nhận có thể xảy ra khi dùng thuốc Tydol bao gồm:
Với thuốc Tydol codein, người dùng có thể bị nghiện thuốc do tác động từ codein và gặp một tác dụng phụ như:
Những dấu hiệu có thể cho thấy bạn có khả năng đang bị nghiện dùng thuốc giảm đau phối hợp với codein gồm:
Đây không phải là danh mục đầy đủ các tác dụng phụ của thuốc. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy ngưng dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ.
Không dùng thuốc cho những đối tượng sau:
Khi dùng thuốc, nếu thấy có dấu hiệu phát ban hoặc các biểu hiện khác trên da hoặc có phản ứng quá mẫn, bạn cần ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ ngay. Những người có tiền sử như vậy không nên dùng thuốc có chứa acetaminophen.
Thận trọng khi dùng thuốc cho những người:
Không dùng thuốc Tydol chung với các thuốc khác cũng chứa acetaminophen (hay paracetamol).
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên tiếp tục dùng thuốc hay không nếu:
Chưa xác định được tính an toàn của acetaminophen khi dùng trong thời gian mang thai. Bạn chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết theo ý kiến bác sĩ. Với thuốc Tydol Plus có thêm thành phần cafein thì không được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ vì có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân và sảy thai tự nhiên.
Tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ đang dùng thuốc acetaminophen cũng chưa được báo cáo. Tuy nhiên, cafein hay codein có thể được bài tiết vào sữa mẹ và gây kích thích ở trẻ sơ sinh bú mẹ. Do đó, không nên dùng thuốc phối hợp acetaminophen với cafein hay codein ở phụ nữ đang cho con bú.
Thuốc có thể gây chóng mặt nên thận trọng khi dùng trong các hoạt động cần sự tỉnh táo như lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao…
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Một số thuốc nên tránh dùng chung với Tydol vì có khả năng gây ra tương tác gồm:
Riêng với Tydol Codein cần thận trọng với nhiều nhóm thuốc hơn, bao gồm thuốc chống viêm không steroid, một số kháng sinh, thuốc giảm đau opioid, thuốc trị tiêu chảy, thuốc điều trị huyết áp cao,…
Uống rượu trong khi dùng thuốc acetaminophen sẽ làm tăng nguy cơ gây độc cho gan. Do đó, bạn cần tránh sử dụng đồng thời thuốc với rượu hay thức uống có cồn khác.
Bạn cũng cần tránh uống nhiều thức uống chứa cafein (như cà phê, trà) khi dùng thuốc này.
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào được đề cập trong phần Thận trọng/ Cảnh báo.
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30ºC. Thuốc Tydol dạng hỗn dịch chỉ dùng trong vòng 12 ngày kể từ sau khi mở nắp. Không dùng thuốc quá hạn sử dụng ghi trên bao bì.
Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!