– Hiếm gặp:
- Tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp
- Viêm đại tràng màng giả, khô miệng, viêm dạ dày, phù lưỡi
- Đau khớp, yếu cơ, đau cơ, viêm tủy xương, viêm gân gót chân
- Co giật, trầm cảm, rối loạn tâm thần
- Choáng phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson, phù Quinck
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có những biểu hiện bất thường trong quá trình dùng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.
Thận trọng/Cảnh báo
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc levofloxacin
Chống chỉ định dùng thuốc này cho các đối tượng:
- Có tiền sử quá mẫn với kháng sinh nhóm quinolon hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Bị động kinh
- Thiếu hụt G6PD
- Có tiền sử bệnh ở gan cơ do fluroquinolon gây ra
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
Ngoài ra, khi sử dụng kháng sinh levofloxacin cũng cần lưu ý một số vấn đề:
- Viêm gân và đứt gân (hiếm xảy ra), thường liên quan đến gân gót chân (gân Achille)
- Bệnh liên quan đến Clostridium difficile
- Bệnh nhân suy thận
- Rối loạn đường huyết
- Có yếu tố nguy cơ kéo dài khoảng QT
- Nhược cơ
- Ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương gây rối loạn tâm thần, tăng áp lực nội sọ, kích thích thần kinh trung ương gây co giật, run rẩy, bồn chồn…
- Mẫn cảm ánh sáng từ mức độ trung bình đến nặng
- Có khả năng gây tàn tật và không hồi phục trên các hệ cơ quan khác nhau
Khi có bất kỳ phản ứng phụ gây hại nghiêm trọng nào xuất hiện, người bệnh cần ngừng dùng thuốc ngày. Tránh sử dụng thuốc kháng sinh nhóm này khi đã từng gặp phản ứng nghiêm trọng liên quan đến fluroquinolon.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc levofloxacin trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
Không sử dụng thuốc này cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn thi giác nên có khả năng gây suy giảm khả năng tập trung và phản ứng. Do đó, không nên dùng thuốc khi cần lái xe, vận hành máy móc.
Tương tác thuốc
Thuốc levofloxacin có thể tương tác với thuốc nào?
Một thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Dưới đây là một vài thuốc có khả năng gây ra tương tác khi dùng chung với levofloxacin:
- Antacid, sucralfat, ion kim loại, multivitamin
- Theophyllin
- Warfarin
- Cyclosporin, digoxin
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
- Các thuốc hạ đường huyết
- Probenecid, cimetidin
Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc levofloxacin không?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc levofloxacin?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Levofloxacin không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên bạn có thể uống thuốc trong hoặc xa bữa ăn.
Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc levofloxacin như thế nào?
Bảo quản theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. Đối với thuốc nhỏ mắt hay thuốc uống (viên nén bao phim), bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, trong bao bì kín, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30ºC. Thuốc tiêm truyền sẽ được bảo quản tại cơ sở y tế theo quy định và được sử dụng bởi nhân viên y tế.
Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.
Dạng bào chế
Thuốc levofloxacin có những dạng và hàm lượng nào?
Hoạt chất này thường được bào chế thành nhiều dạng thuốc với hàm lượng khác nhau, cụ thể như sau:
- Thuốc nhỏ mắt: levofloxacin 25mg
- Viên nén bao phim: levofloxacin 250mg, 500mg, levofloxacin 750mg
- Dung dịch tiêm truyền: levofloxacin 500mg/ 100ml, 500mg/ 20ml, 250mg/ 50ml, 750mg/ 100ml
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!