backup og meta

Trẻ biếng ăn và chậm tăng cân: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Trẻ biếng ăn và chậm tăng cân: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ biếng ăn là nỗi vất vả của nhiều bậc cha mẹ, dẫn đến trẻ chậm tăng cân, trông ốm yếu, gầy gò. Vậy nguyên nhân do đâu và cha mẹ phải làm sao khi trẻ biếng ăn? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau của Hello Bacsi nhé!

Trẻ biếng ăn có thể xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi chỉ đơn giản là trẻ không thích một số món ăn hay loại thực phẩm nào đó hoặc do rối loạn tâm lý ảnh hưởng, dẫn đến chán ghét việc ăn uống. Việc hiểu rõ về các trường hợp biếng ăn, xác định đúng nguyên nhân gây ra cảm giác chán ăn sẽ giúp cha mẹ có giải pháp khắc phục phù hợp.

Biếng ăn ở trẻ là gì? Dấu hiệu nào giúp nhận biết? 

1. Biếng ăn ở trẻ là gì?

Biếng ăn là tình trạng tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn từ 1 – 6 tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế khi tròn 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm nhẹ. Vì vậy, lượng thức ăn cần thiết cũng thường ít đi. Do đó, nếu chỉ căn cứ vào lượng thức ăn sẽ rất khó xác định trẻ có biếng ăn hay không.

Theo các chuyên gia, biếng ăn có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do tâm lý hoặc bệnh lý hoặc sinh lý. Tình trạng trẻ biếng ăn xảy ra khi trẻ ăn ít và không tự nguyện ăn. Con sẽ chỉ ăn khi có hành động “đốc thúc” như dỗ dành, năn nỉ, dọa nạt…

Việc trẻ biếng ăn đang dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bậc cha mẹ. Để khắc phục được triệt để tình trạng biếng ăn, cha mẹ cần cố gắng xác định được nguyên nhân đằng sau là gì mới có thể có phương pháp “xử lý” phù hợp.

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng biếng ăn ở trẻ 

Trẻ biếng ăn thường được dùng để mô tả trường hợp trẻ không chịu ăn hoặc ăn ít, ăn không đủ, dẫn đến chậm tăng cân và có nguy cơ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng thiết yếu. Một số dấu hiệu trẻ biếng ăn giúp cha mẹ nhận biết gồm:

  • Trẻ khóc hoặc tìm cách quấy rối khi bạn dọn thức ăn ra.
  • Trẻ không ăn một số loại thức ăn hoặc không ăn tất cả các loại thức ăn.
  • Ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai hay nuốt hoặc phun nhả thức ăn đầy bàn.
  • Ăn ít hơn so với bình thường.
  • Thời gian của mỗi bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút.
  • Thường sẽ có cảm giác buồn nôn khi mẹ dọn thức ăn ra.
  • Không tăng cân trong 3 tháng liên tục hoặc trẻ rất chậm tăng cân. 
  • Trẻ không đói hoặc không hứng thú khi đến bữa ăn. 
  • Lượng thức ăn mà trẻ dung nạp ít hơn so với các trẻ khác trong cùng độ tuổi.

Tại sao trẻ biếng ăn? 

nguyên nhân trẻ biếng ăn

Nguyên nhân trẻ biếng ăn rất đa dạng, bao gồm:

1. Do thói quen xấu trong ăn uống mà cha mẹ vô tình tạo ra

Những thói quen xấu do cha mẹ vô tình tạo ra cho trẻ thường là nguyên nhân dẫn đến sự biếng ăn. Ví dụ như việc thường chiều chuộng trẻ nên để trẻ ngậm thức ăn lâu hoặc nuốt mà không nhai có thể khiến thời gian bữa ăn kéo dài, lâu dần khiến trẻ biếng ăn.

Điều này còn có thể dẫn tới việc trẻ chỉ muốn ăn thức ăn dạng lỏng, sợ nuốt và không thích ăn các loại thức ăn có dạng thô hơn cần phải nhai như: cơm, rau củ quả, thịt, cá…

2. Cho trẻ ăn không đúng lúc, không đúng thức ăn 

Đôi khi bạn cho trẻ ăn không đúng thời điểm, như bắt ép trẻ ăn vào lúc con vẫn còn no. Việc này hình thành ấn tượng xấu trong tâm trí trẻ khiến trẻ không phân biệt được cảm giác no hay đói. Cảm giác no, đói thật sự ở trẻ chỉ có khi bạn để trẻ ăn lúc chúng muốn.

Một số trường hợp trẻ biếng ăn khiến cho cha mẹ mệt mỏi, chán nản. Từ đó, việc chế biến thức ăn cho con cũng không được quan tâm, dẫn đến trẻ được ăn luôn thức ăn như người lớn. Tuy nhiên, đối với trẻ thì việc này chỉ khiến con không còn hứng thú ăn uống hoặc cảm thấy thức ăn không hợp khẩu vị và tình trạng biếng ăn trở nên nghiêm trọng hơn. Một số trường hợp khác, nhiều mẹ lười đổi món cho con, hoặc thấy con chịu ăn món nào đó thì để trẻ ăn một hai món đó hết ngày này qua ngày khác, đây cũng là lý do khiến trẻ chán ăn. 

3. Trẻ không tập trung, bị xao nhãng khi ăn 

Một vài gia đình thường hay cho trẻ xem tivi, điện thoại hoặc chơi đồ chơi trong khi ăn để trẻ cảm thấy vui và dễ đút ăn hơn. Ngoài ra, một số mẹ còn bế con đi rong chơi khắp xóm với bát cháo trên tay mới cho trẻ ăn xong một bữa.

Thực chất, điều này không tốt cho trẻ vì khiến trẻ không tập trung vào việc ăn, quên cảm giác thèm ăn hoặc không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Lâu dần, trẻ sẽ không có hứng thú ăn uống và biếng ăn.

4. Trẻ không thích món ăn đó

trẻ lười ăn do không thích món ăn đó

Đây là thói quen xấu dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ. Nếu cha mẹ thường xuyên chiều chuộng con, luôn cho trẻ ăn đồ ăn chúng yêu thích trong một thời gian dài có thể gây ra tình trạng kén ăn, biếng ăn.

Khi trẻ không chịu ăn một số loại thực phẩm nhất định có thể dẫn đến mất cân bằng chất dinh dưỡng do không ăn đủ dưỡng chất. Đặc biệt khi trẻ chỉ thích những món ăn ít bổ dưỡng và từ chối ăn các thức ăn giàu dưỡng chất khác không theo ý muốn. Tuy nhiên, dù được ăn thức ăn yêu thích, trẻ cũng có thể chán ăn do ăn một món quá nhiều lần.

5. Trẻ biếng ăn là do không khí bữa ăn căng thẳng 

Một vài cha mẹ nóng tính, mất kiên nhẫn khi cho trẻ ăn nên đôi khi quát tháo mỗi lúc trẻ không muốn ăn hay ăn chậm. Điều này có thể khiến trẻ sợ hãi, chán ghét việc phải ăn, sinh ra biếng ăn.

Khác với người lớn, cảm giác đói ở trẻ thường không rõ ràng. Do đó, bạn không nên thúc ép trẻ ăn khi trẻ chưa thực sự đói. Ngoài ra, bạn cũng không nên để trẻ ngồi ăn riêng một mình, thay vào đó, hãy cho trẻ ăn cùng bữa ăn của gia đình. Điều này giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, không cảm thấy đơn độc khi ăn.

6. Vấn đề liên quan đến sức khỏe khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Khi đang có một vấn đề sức khỏe nào đó, trẻ thường có xu hướng biếng ăn vì cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, chẳng hạn như:

  • Trẻ mọc răng biếng ăn vì sưng nướu răng khiến việc nhai thức ăn của trẻ gặp khó khăn.
  • Trẻ đang  gặp các vấn đề trên đường tiêu hoá như bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn ruột, trào ngược  dạ dày thực quản gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bónkhó tiêu, chướng bụng đầy hơi.
  • Trẻ đang  mắc các bệnh lý như bị nhiễm bệnh do virus hay vi khuẩn, nấm. Trẻ có thể bị viêm nhiễm đường hô hấp như viêm tai, mũi, cổ họng, mắt, viêm đường ruột gây ra ho, sốt, mệt mỏi… dẫn đến biếng ăn. 
  • Trẻ mắc các bệnh lý viêm loét miệng, nấm miệng, viêm nướu răng… gây đau rát khoang miệng cũng sẽ khiến trẻ biếng ăn.

7. Trẻ biếng ăn chậm tăng cân do yếu tố tâm lý 

Yếu tố tâm lý cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn ở trẻ. Những trẻ bắt đầu lớn hơn như trẻ 2 tuổi biếng ăn có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý như:

  • Bị cha mẹ ra sức thúc ép ăn hoặc so sánh với những trẻ bằng tuổi khác dễ khiến trẻ sợ ăn, chán ăn.
  • Những vấn đề về tinh thần có thể gây ra chứng rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ. Điều này khiến trẻ không chịu ăn những món tốt cho sức khỏe. Có thể gặp trong trường hợp trẻ mắc bệnh lý tự kỷ.
  • Những trẻ biếng ăn cũng thường có đặc điểm tính cách và hành vi khác so với những đứa trẻ bình thường khác.
  • Trẻ biếng ăn thường có xu hướng hay chán nản và khó vượt qua căng thẳng.
  • Trẻ biếng ăn chậm tăng cân nhưng vẫn cố kiềm chế cảm xúc và chịu áp lực về việc cần phải tăng cân.
  • Chịu đựng những cảm giác khó chịu khiến trẻ cảm thấy căng thẳng kéo dài, nảy sinh tâm lý chán ăn. Ví dụ như gặp vấn đề lạm dụng tình dục, áp lực về điểm số trong học hành, thi cử

8. Biếng ăn do yếu tố môi trường 

Biếng ăn do yếu tố môi trường 

Những yếu tố từ môi trường xung quanh đôi khi cũng gây tác động đến trẻ, khiến trẻ sinh ra cảm giác biếng ăn, lười ăn, bao gồm:

  • Áp lực học hành hoặc căng thẳng trong các mối quan hệ ở trường có thể khiến trẻ chán ăn.
  • Khi trẻ tập các bài tập thể dục quá sức như thể dục dụng cụ, điền kinh hoặc tham gia các trò chơi hoạt động mạnh cũng có thể khiến trẻ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và không muốn ăn.
  • Việc gặp chuyện đau buồn như người thân trong gia đình qua đời hoặc cha mẹ ly hôn, cãi nhau với bạn bè… cũng có thể khiến trẻ chán ăn.

9. Yếu tố sinh học và di truyền

Các nhà nghiên cứu cho rằng biếng ăn thường có xu hướng di truyền. Ngoài ra, trẻ biếng ăn cũng có thể do ảnh hưởng từ các yếu tố sinh học và di truyền khác như:

  • Trẻ được sinh ra trong những gia đình có tiền sử bị các bệnh mạn tính như: viêm khớp, viêm đại tràng, suy thận, xơ gan… có nguy cơ biếng ăn cao hơn những người khác.
  • Sự thay đổi hormone xảy ra ở thanh thiếu niên, đặc biệt là ở tuổi dậy thì cũng có thể khiến trẻ cảm thấy không muốn ăn. Đây gọi là chứng chán ăn ở tuổi dậy thì.

10. Cách chăm sóc thiếu khoa học của cha mẹ 

Việc bố mẹ cho bé ăn bánh đồ ăn vặt trước bữa ăn, khiến con giảm hứng thú khi đến bữa. 

  • Lo lắng con thiếu hụt dưỡng chất nên ép con uống sữa nhiều, đôi khi uống trước bữa ăn khiến bé không có cảm giác đói
  • Chế độ ăn của con thiếu chất xơ – yếu tố cần thiết để kích thích trẻ ngon miệng
  • Bỏ thuốc vào cháo bột: Một số mẹ cho thuốc vào thức ăn của con khi con bị ốm, một vài lần đầu trẻ không biết nên vẫn có thể ăn nhưng những lần sau trẻ sẽ cảnh giác và tránh xa thức ăn.
  • Một số trường hợp do khẩu vị của mẹ chưa phù hợp với bé nên thức ăn mẹ nấu bé lười ăn.

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân phải làm thế nào? 9 giải pháp cho trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn thường chậm tăng cân, chậm lớn, sức đề kháng kém nên khiến cha mẹ vô cùng lo lắng, bất an. Vậy nhà có trẻ biếng ăn phải làm sao? Hãy bình tĩnh, cha mẹ nên kiên nhẫn thử các giải pháp sau đây để kích thích sự thèm ăn ở trẻ: 

1. Đừng ép buộc khi bé không muốn ăn 

Các biện pháp như đe dọa, trừng phạt, la mắng, thậm chí là đánh đập đều khiến tình trạng biếng ăn của bé ngày càng trầm trọng hơn.

Nếu bạn muốn tập cho bé ăn món ăn mới, hãy cho ăn vào bữa sáng. Đây là khoảng thời gian bé có cảm giác đói nhất trong ngày và có thể sẵn sàng ăn thử một món ăn mới.

Khi bé đã chịu ăn, bạn có thể chuyển món ăn vào thực đơn dành cho bữa trưa hoặc tối và chế biến món mới khác vào bữa sáng tiếp theo.

2. Tạo thực đơn với đa dạng thực phẩm và trình bày bắt mắt 

Trong mỗi bữa ăn nên có ít nhất một món ăn mà bé thích, điều này có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ. Bạn cũng nên để con tự lựa chọn món con thích ăn miễn sao món ăn đó không gây hại đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, hãy khuyến khích con ăn tất cả các món ăn có trên bàn, dù chỉ ăn thử mỗi thứ một ít.

3. Cho trẻ ăn đúng giờ và ăn cùng gia đình

cho trẻ ăn cùng gia đình

Hãy tạo quy tắc và thói quen ăn uống đúng giờ cho con. Bạn không nên cho trẻ tự tiện ăn bất cứ thứ gì nếu chưa đến thời điểm của bữa ăn nhẹ và bữa ăn chính. Trước khi bắt đầu bữa ăn khoảng 10 – 15 phút, hãy thông báo cho con biết là đã sắp đến giờ ăn và nếu không chịu ăn đến quá giờ sẽ không được ăn nữa.

Hầu hết trẻ em thích bắt chước hành động của người khác. Vì vậy, bố mẹ hãy ăn uống đúng giờ để làm tấm gương tốt cho con, đồng thời cũng đa dạng nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe trong mỗi bữa ăn. Việc cả gia đình quây quần bên mâm cơm, vừa ăn vừa nói chuyện thân mật giúp bé cảm nhận được niềm vui và ăn ngon miệng hơn.

4. Chia nhỏ khẩu phần ăn

Trẻ biếng ăn phải làm thế nào? Nếu con biếng ăn, bạn hãy chia bữa ăn của bé ra thành nhiều phần và cho bé ăn từng chút một vào những khoảng thời gian nhất định. Việc này khiến cho trẻ không cảm thấy áp lực khi phải ăn hết một khẩu phần ăn lớn.

5. Chọn thực phẩm lành mạnh cho bữa phụ 

Bạn có thể cho trẻ biếng ăn thưởng thức thêm những bữa ăn nhẹ với các thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe như sữa chua, trái cây, bánh ít ngọt… Chú ý, không nên cho trẻ ăn gần với bữa chính.

6. Không cho trẻ uống quá nhiều trước và trong khi ăn

Việc trẻ uống quá nhiều trước và trong khi ăn sẽ khiến trẻ có cảm giác no cũng như không còn hứng thú để ăn. Do đó, bạn không nên cho trẻ uống quá nhiều trước và trong khi ăn, kể cả khi những thức uống khác như sữa hay nước trái cây.

Ngoài ra, bạn cần hạn chế cho con uống sữa vào giữa đêm vì sẽ gây ảnh hưởng tới bữa ăn sáng hôm sau. Một số phụ huynh vì lo lắng bé ăn không đủ nhu cầu nên đã tích cực cho bé uống sữa hoặc kèm sữa đêm, điều này có thể khiến trẻ biếng ăn nhiều thêm. Vì sữa có chứa chất đạm, chất béo nên có thể khiến trẻ no hoặc lâu đói, việc dùng trước bữa ăn hay trong đêm sẽ khiến trẻ không có cảm giác đói và không thèm ăn, biếng ăn nhiều hơn.

7. Khuyến khích trẻ biếng ăn vào bếp lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn 

Trẻ con rất thích đưa ra quyết định mình sẽ ăn gì. Vậy nên, các mẹ hãy trao đổi cùng bé bữa kế tiếp sẽ ăn món gì. Sau đó, kết hợp những thực phẩm phù hợp để có một bữa ăn cân bằng.

Mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ chơi các trò chơi để phụ giúp như thi nhặt rau, thử thách rửa rau, nêm nếm thức ăn, dọn bàn ăn cho cả nhà. Những điều này sẽ kích thích sự hứng thú ở trẻ và muốn ăn những món mà trẻ đã đóng góp công sức tạo nên.

8. Đảm bảo bữa ăn đầy đủ dưỡng chất 

đảm bảo bữa ăn của trẻ đủ dưỡng chất

Một trong những điều bạn phải đảm bảo kể cả khi đang băn khoăn con biếng ăn phải làm thế nào đó là thức ăn phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Các vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống cũng có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, kẽm có thể giúp kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Những thực phẩm có chứa kẽm là thịt bò, thịt gà, cá và nhiều loại rau có màu xanh đậm.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để trẻ tập trung vào bữa ăn, cảm thấy thèm ăn mà không phải bị ép buộc:

  • Không cho trẻ dùng điện thoại, đồ chơi, đọc sách/ đọc truyện tranh, xem tivi hay dùng các thiết bị công nghệ khác trong khi ăn.
  • Tuyệt đối không dùng thức ăn làm phần thưởng nhằm tránh nảy sinh tâm lý vì được thưởng nên ăn chứ không phải vì thích món ăn đó hay món đó tốt cho sức khỏe.

9. Cho trẻ vận động đầy đủ

Việc ít vận động cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn do không có nhu cầu bổ sung năng lượng vào cơ thể. Vì thế, cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ vận động hàng ngày hoặc vận động cùng con nếu có thời gian. Bạn có thể cùng trẻ đi bộ, nhảy dây, chơi đuổi bắt, đá banh…

Việc vận động khiến bé tiêu hao nhiều năng lượng, làm cho trẻ có cảm giác đói, giúp ăn ngon miệng hơn và có sức khỏe tốt hơn.

Nếu trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể massage cho con, giúp con vận động bằng cách tập các động tác tay chân đơn giản như mô phỏng động tác đạp xe. Điều này giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, góp phần hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ trẻ tăng trưởng, phát triển khỏe mạnh.

10. Tham khảo về việc dùng siro cho trẻ biếng ăn 

cho trẻ dùng siro

Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều sản phẩm giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn như siro cho trẻ biếng ăn. Các sản phẩm này được sản xuất và đăng ký lưu hành dưới dạng thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe dùng để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Tuy nhiên, việc có nên dùng siro cho trẻ biếng ăn hay không thì tốt nhất cha mẹ hãy hỏi ý kiến tư vấn từ bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Trẻ biếng ăn nên được thăm khám để xác định rõ nguyên nhân gây biếng ăn là gì để có những lựa chọn hỗ trợ hợp lý. Do đó, cha mẹ không tự ý dùng siro cho trẻ biếng ăn, cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Những trường hợp có thể dùng siro ăn ngon cho trẻ biếng ăn, bạn nên quan tâm đến thành phần của các sản phẩm này. Trẻ biếng ăn nên bổ sung một số vitamin và khoáng chất như:

  • Kẽm, selen
  • Lysine (1 axit amin thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể nhưng không thể tự tổng hợp)
  • Vitamin nhóm B.

Dưới đây là một vài sản phẩm siro cho trẻ biếng ăn bạn có thể tham khảo hiện nay:

1. Siro ăn ngon Baby Plus Gold X2

Thành phần chính: Orafti P95 (Oligofructose – FOS), springer 0203 (chiết xuất từ nấm men), lysine, yến sào, digenzyme, sữa non, L-Arginine Aspartate, kẽm gluconat, các vitamin nhóm B…

Đối tượng sử dụng:

  • Trẻ nhỏ biếng ăn, kém hấp thu, gầy yếu, chậm tăng cân, sụt cân
  • Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh
  • Trẻ sau khi bệnh cần bổ sung thêm dưỡng chất
  • Trẻ tiêu hóa kém, có các vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, khó tiêu…

Công dụng:

  • Kích thích hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Tăng cường hoạt động đường ruột, giảm bớt táo bón, hỗ trợ phòng ngừa các vấn đề đường tiêu hóa ở trẻ.
  • Tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh như viêm họng, cảm lạnh, dị ứng thời tiết…

2. Siro Centrum Kid

Thành phần chính: Lysine, sắt, các vitamin B1, B6, B12…

Đối tượng sử dụng:

  • Trẻ biếng ăn, cơ thể kém hấp thu dưỡng chất
  • Trẻ mới ốm dậy
  • Trẻ bị thấp còi, suy dinh dưỡng, cân nặng không đạt chuẩn

Công dụng:

  • Bổ sung men tiêu hóa, thúc đẩy trao đổi chất, kích thích trẻ ăn ngon miệng và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
  • Bổ sung lysine giúp tăng cường hấp thu canxi, kích thích phát triển chiều cao.
  • Cải thiện hệ miễn dịch, kích thích cảm giác thèm ăn.

3. Siro ăn ngon Ích Nhi

Thành phần chính: Kẽm, selen, L-lysine, taurine, vitamin B1, B2, B6, D3, canxi gluconate…

Đối tượng sử dụng:

  • Trẻ ăn không ngon miệng, không thèm ăn
  • Trẻ biếng ăn do thiếu chất, khả năng chuyển hóa dinh dưỡng giảm
  • Trẻ thấp bé nhẹ cân, thiếu chất

Công dụng:

  • Tăng cường bổ sung thêm một số vi chất thiết yếu như kẽm, selen… cải thiện chứng biếng ăn của trẻ.
  • Tạo cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn nhiều và ngon miệng hơn.
  • Đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tăng hấp thu dưỡng chất cho cơ thể.

4. Pediasure Kid

siro cho trẻ ăn ngon miệng

Thành phần chính: Lysine, cao xương động vật, mật ong, taurine , DHA, canxi, vitamin PP, B5, B1, beta-glucan…

Đối tượng sử dụng:

  • Trẻ biếng ăn, gầy yếu, kém hấp thu, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, chậm lớn, còi xương
  • Trẻ trong độ tuổi phát triển cần hồi phục sức khỏe sau khi bệnh xong
  • Trẻ có hệ miễn dịch kém, hay mắc bệnh hoặc dễ tái phát, dễ mắc các bệnh đường hô hấp

Công dụng:

  • Bổ sung axit amin, DHA, các loại khoáng chất và vitamin giúp bồi bổ sức khỏe, kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất.
  • Cung cấp thêm canxi ngăn ngừa triệu chứng thiếu canxi ở trẻ như còi xương, chậm mọc răng
  • Nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch chung cho cơ thể.

5. Siro Ginkid

Thành phần chính: Axit folic, các vitamin nhóm B, kẽm gluconate, taurine, canxi, vitamin D3, K2, L-Lysine, Orafti O95, digenzyme…

Đối tượng sử dụng:

  • Trẻ biếng ăn, kém hấp thu
  • Trẻ tiêu hóa kém, hay có vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy
  • Trẻ em sức đề kháng kém

Công dụng:

  • Hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tăng cường sức khỏe.
  • Nâng cao sức đề kháng, giúp trẻ ăn ngon.

Các loại siro ăn ngon giúp trẻ tăng cân có thực sự mang lại hiệu quả không? Cha mẹ nên dùng như thế nào?

Sự thật thì rất khó xác định uống siro ăn ngon giúp trẻ tăng cân có mang lại hiệu quả hay không vì có thể còn rất nhiều yếu tố khác tác động. Cha mẹ không nên “ỷ lại” và cho rằng chỉ cần dùng siro cho trẻ biếng ăn là sẽ giúp trẻ ăn uống tốt hơn, cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Việc bổ sung dưỡng chất tốt nhất cho trẻ vẫn nên đến từ nguồn thực phẩm tươi sống, đa dạng, được chế biến an toàn và đúng cách. 
Cha mẹ nên dùng siro ăn ngon cho trẻ biếng ăn như thế nào thì cần phải được sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ. Liều lượng sử dụng siro ăn ngon ở mỗi loại và mỗi trẻ cũng sẽ khác nhau, bạn nên dựa trên liều dùng khuyến cáo trong hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo chỉ định bác sĩ.

11. Bổ sung sữa cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân 

Bổ sung sữa cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân 

Trẻ biếng ăn khi từ chối ăn uống nhiều món ăn mà trẻ không thích, hay bỏ bữa, cơ thể mệt mỏi không muốn ăn thì cha mẹ có thể cho con uống thêm sữa dành cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân. Các loại sữa dành cho trẻ biếng ăn thường có công thức dựa trên nhu cầu dinh dưỡng khoa học phù hợp với trẻ ở các độ tuổi.

Để hiểu rõ về tình trạng dinh dưỡng hiện tại của trẻ, bạn nên đưa con đi khám để xác định hàm lượng các chất trong cơ thể đang ở mức độ nào, có thiếu hụt gì hay không để có phương án bổ sung phù hợp, không để trẻ thiếu chất hay thừa chất.

Nếu muốn dùng sữa biếng ăn, chậm tăng cân cho trẻ dưới 1 tuổi, bạn có thể tìm hiểu các loại sữa sau:

11.1. Sữa Ecolait BA Gold 1

Dòng sữa Ecolait BA Gold 1 là sữa dành cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân dưới 1 tuổi của Viện Dinh dưỡng Ứng dụng nghiên cứu xây dựng công thức, được sản xuất tại Việt Nam.

Công dụng:

  • Bổ sung lysine giúp trẻ ăn ngon miệng.
  • Bổ sung sữa non, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, theo kịp các cột mốc tăng trưởng và phát triển.
  • Bổ sung các enzyme giúp chia nhỏ thức ăn, hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé hấp thu thức ăn nhanh hơn, dễ dàng hơn.
  • Bổ sung chất đạm, chất béo để hồi phục sức khỏe cho trẻ ốm yếu, chậm lớn.
  • Giàu các dưỡng chất hỗ trợ tiêu hóa và kích thích ngon miệng như kẽm, lysine, lactium.
  • Giàu canxi, DHA giúp bé sáng mắt, tăng trưởng chiều cao vượt trội.

11.2. Sữa Premium Digestive

Premium Digestive có xuất xứ từ Singapore là sản phẩm sữa công thức chất lượng giúp trẻ tăng cân, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón. Sữa dùng cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi.

Công dụng:

  • Bổ sung lysine, kẽm và vitamin nhóm B để tăng cảm giác ngon miệng, giúp bé thích ăn uống và ham ăn hơn.
  • Tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho trẻ, tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung chất xơ hòa tan, giúp giảm táo bón hiệu quả.
  • Bổ sung DHA giúp trẻ phát triển trí não.

11.3. Sữa Kidtalent

Đây cũng là một loại sữa dành cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân từ 6 tháng tuổi trở lên, có xuất xứ từ Singapore.

Công dụng:

11.4. Sữa MetaCare

MetaCare là dòng sữa bổ sung dưỡng chất, giúp bé cải thiện cân nặng, đảm bảo cung cấp lượng chất đáp ứng theo nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Sữa có các loại cho trẻ ở từng độ tuổi, bao gồm:

  • Sữa MetaCare số 1: cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi.
  • Sữa MetaCare số 2: cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi.
  • Sữa MetaCare số 3: cho trẻ 1 – 3 tuổi.
  • Sữa MetaCare số 4: cho trẻ 4 – 6 tuổi.

Công dụng:

  • Cung cấp chất dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện.
  • Bổ sung sữa non để hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch tốt hơn. 
  • Thúc đẩy khả năng phát triển chiều cao nhờ thành phần canxi và vitamin K2 độc đáo.

11.5. Sữa Honilac Premium 1

sữa cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân

Đây là dòng sữa bột dành cho trẻ biếng ăn, thấp còi từ 6 – 36 tháng tuổi để trẻ tăng cân hiệu quả và bù đắp năng lượng còn thiếu.

Công dụng:

  • Bổ sung sữa non, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho trẻ. 
  • Hỗ trợ tiêu hóa khỏe, hấp thu tốt, ổn định hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột khỏe mạnh.
  • Giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển chiều cao và trí não toàn diện.

11.6. Sữa Laxdokid số 1

Sữa Laxdokid có xuất xứ từ New Zealand được chứng nhận và khuyên dùng bởi Bộ Y tế, Viện Dinh Dưỡng và Viện Nhi. Loại sữa Laxdokid số 1 là sữa dành cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi với nhiều dưỡng chất đặc biệt thích hợp cho trẻ gầy yếu, biếng ăn, suy dinh dưỡng.

Công dụng:

  • Bổ sung dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân.
  • Bổ sung phức hợp 5 enzyme miễn dịch giúp bé kích thích hệ tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn.
  • Bổ sung canxi và vitamin D giúp phát triển chiều cao và cân nặng.
  • Chứa kháng thể miễn dịch colostrum để tăng cường miễn dịch với các bệnh phổi, bệnh hô hấp hay các bệnh về da

11.7. Sữa Eneric Kid số 1

Đây là một sản phẩm sữa chất lượng cao của hãng Eneright Nutrition (New Zealand) được Viện Dinh Dưỡng hợp tác phát triển và phân phối. Sữa Eneric Kid số 1 sử dụng cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi.

Công dụng:

  • Cải thiện tình trạng ốm yếu, gầy còi ở trẻ biếng ăn.
  • Giúp trẻ ăn ngon và hỗ trợ tiêu hóa bởi các thành phần như chất xơ FOS, L-Lysine.
  • Cung cấp dưỡng chất DHA/ ARA giúp đôi mắt trẻ tinh nhanh hơn. 
  • Kích thích phát triển trí não và khả năng tưởng tượng của bé.
  • Cải thiện khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng ăn lâu, giúp trẻ sinh hoạt đều đặn, cũng như ngủ ngon giấc hơn.

12. Cân nhắc về việc dùng thuốc cho trẻ biếng ăn 

cho trẻ đi khám

Nhiều cha mẹ đau đầu vì trẻ không chịu ăn, chậm lớn, còi cọc nên tìm hiểu về các loại thuốc bổ cho trẻ biếng ăn, thuốc hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ biếng ăn hay vitamin cho trẻ biếng ăn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không phải tất cả trẻ bị biếng ăn đều có cùng nguyên nhân giống nhau. Việc cải thiện tình trạng biếng ăn muốn hiệu quả, an toàn phải dựa trên nguyên nhân thật sự.

Nếu trẻ gặp vấn đề về đường tiêu hóa gây biếng ăn thì cần được điều trị phù hợp để đường tiêu hóa khỏe mạnh trở lại sẽ giúp trẻ có cảm giác ăn uống bình thường. Nếu trẻ bị thiếu các vi chất gây ảnh hưởng đến vị giác và cảm giác ngon miệng thì sẽ cần bổ sung thêm khoáng chất và vitamin cho trẻ biếng ăn hợp lý. Trường hợp trẻ bị biếng ăn tâm lý liên quan đến các chứng rối loạn tâm thần sẽ cần dùng thuốc điều trị như thuốc chống trầm cảm.

Các sản phẩm được quảng cáo giúp trẻ ăn ngon, hỗ trợ cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân thường là ở dạng thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứ không phải là thuốc được cấp phép bởi Cục Quản lý Dược. Ví dụ, khi tìm kiếm Pharmaton Kiddi cho trẻ biếng ăn thì bạn sẽ thấy đây là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho trẻ nhỏ được sản xuất tại Úc của thương hiệu Sanofi.

Do đó, cha mẹ cần phân định rõ để tránh hiểu nhầm về tính năng, bản chất sản phẩm. Nếu muốn biết nên sử dụng thuốc cho trẻ biếng ăn nào là phù hợp thì hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi và nghe hướng dẫn đúng về các loại thuốc, liều lượng, cách dùng. Bạn có thể được giới thiệu về thuốc Nutroplex cho trẻ biếng ăn có dạng bào chế siro giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất để trẻ mau lớn, khỏe mạnh. Thuốc này có thành phần bao gồm những vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ, chẳng hạn như bổ sung lysine cho trẻ biếng ăn, cung cấp các vitamin nhóm B, vitamin A, D, sắt, canxi, magie.

Trẻ biếng ăn chậm tăng cân và các thắc mắc thường gặp

1. Trẻ biếng ăn hay nôn trớ là do đâu, khắc phục thế nào? 

trẻ biếng ăn hay nôn trớ

Trẻ biếng ăn hay nôn trớ, nhất là trong năm đầu tiên thường liên quan đến:

  • Biếng ăn sinh lý khi trẻ bước vào các cột mốc phát triển như mọc răng, biết lẫy, biết bò, tập đi…
  • Ảnh hưởng tâm lý từ những lần bị cha mẹ ép ăn hoặc cho ăn liên tục.
  • Có yếu tố di truyền nếu gia đình cũng có thành viên mắc chứng biếng ăn.
  • Rối loạn đường ruột khi hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ gặp nhiều vấn đề như nôn trớ, tiêu chảy, táo bón… dẫn đến khó chịu trong người, biếng ăn.
  • Tư thế bú hoặc ăn không đúng cách sẽ khiến trẻ cảm thấy không thoải mái, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa dễ gây ra nôn trớ và làm trẻ biếng ăn.

Khi thấy trẻ 1 tuổi biếng ăn, cha mẹ nên xem lại các yếu tố trên để điều chỉnh, cải thiện thói quen ăn uống của trẻ. Một số cách giúp trẻ hết biếng ăn, nôn trớ mà bạn có thể thử gồm:

  • Với trẻ còn bú sữa: Hãy thử chia nhỏ các cữ bú trong ngay, tránh để trẻ bú quá no trong 1 lần sẽ dễ bị đầy hơi, nôn trớ và gây cảm giác không muốn bú, biếng bú. Sau khi bú, các mẹ nên hỗ trợ vỗ ợ hơi cho con bằng cách bế lên vai khoảng 15 phút thay vì để trẻ nằm xuống ngay sau khi bú.
  • Với trẻ ăn dặm: Bạn cũng cần chia khẩu phần ăn phù hợp cho trẻ dễ tiêu hóa và không gây cảm giác chán ngán với thức ăn. Cùng với đó, mẹ nên cố gắng đổi thực đơn mới mỗi ngày giúp kích thích vị giác ở trẻ, đồng thời để cho trẻ thời gian khám phá thực phẩm mới, đừng ép trẻ ăn hết tất cả mọi thứ.

Nếu trẻ biếng ăn do đang gặp phải những vấn đề sức khỏe khác, cha mẹ cần tìm cách điều trị, giải quyết những tình trạng đó trước thay vì chỉ tập trung bắt trẻ ăn nhiều hơn.

2. Cách trị biếng ăn cho trẻ dưới 1 tuổi là làm gì? Trẻ 1 tuổi biếng ăn nên bổ sung gì?

Cách trị biếng ăn cho trẻ dưới 1 tuổi cũng nên dựa trên nguyên nhân gây ra biếng ăn là gì:

  • Với biếng ăn sinh lý: Bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu trẻ biếng nhưng vẫn hoạt động, chơi đùa bình thường thì nên điều chỉnh thực đơn và thói quen ăn uống cho con. Bạn có thể cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, đổi thực đơn mới, ăn xen kẽ với những món trẻ yêu thích, tập thói quen ăn uống đúng giờ, tôn trọng sự lựa chọn thức ăn của trẻ.
  • Với biếng ăn bệnh lý: Điều quan trọng là điều trị vấn đề bệnh lý gây ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng ở trẻ, đồng thời đảm bảo lượng thức ăn dù ít nhưng vẫn đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi thể trạng, tăng sức đề kháng.

Nếu trẻ biếng ăn kéo dài dù bạn đã thử nhiều cách biện pháp khác nhau thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng dinh dưỡng và tư vấn cách can thiệp bổ sung. Vậy trẻ 1 tuổi biếng ăn nên bổ sung gì? Câu trả lời là hãy cho trẻ uống bổ sung các sản phẩm có chứa lysine, các vitamin và khoáng chất như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B. Việc bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn có thể giúp kích thích ăn ngon miệng, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, hỗ trợ đường tiêu hóa cho trẻ.

3. Trẻ biếng ăn là thiếu chất gì? 

trẻ lười ăn là thiếu chất gì

Việc thiếu hụt vi chất cũng có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất như:

Trong đó, khoáng chất kẽm giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác, khứu giác, tham gia vào quá trình hỗ trợ cân bằng vị giác, tăng cảm giác ngon miệng và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất. Do đó, thiếu kẽm sẽ dễ dẫn đến biếng ăn, giảm cảm giác ngon miệng, khiến trẻ chậm tăng cân, còi cọc, chậm lớn.

Nếu xác định trẻ bị thiếu kẽm, cha mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn với liều lượng như sau:

  • Từ 1 – 3 tuổi: bổ sung 7mg kẽm/ ngày.
  • Từ 4 – 8 tuổi: bổ sung 12mg kẽm/ ngày. 

Liều dùng kẽm có thể thay đổi tùy theo tình trạng của trẻ và theo chỉ định của bác sĩ. Một vấn đề khác là nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn trong bao lâu?

Thời gian bổ sung kẽm được khuyến nghị là khoảng 14 ngày (2 tuần). Bên cạnh đó, nên cho trẻ uống kẽm sau khi ăn 30 phút, không uống cùng lúc với viên sắt hoặc canxi mà cần dùng cách nhau ít nhất 2 giờ. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn để tăng khả năng hấp thu kẽm của trẻ.

4. Trẻ 2 – 3 tuổi biếng ăn phải làm sao, nên bổ sung gì?

rẻ 2 - 3 tuổi biếng ăn phải làm sao

Trẻ 2 – 3 tuổi là đã ăn được nhiều loại thực phẩm khác nhau. Vậy khi trẻ 2 – 3 tuổi biếng ăn phải làm sao? Trẻ 2 – 3 tuổi biếng ăn nên bổ sung gì? Câu trả lời là:

  • Trước hết, cha mẹ nên thay đổi thực đơn ăn đa dạng, phong phú mỗi ngày để trẻ cảm thấy thu hút trước sự mới lạ của thức ăn, kích thích trẻ muốn ăn thử.
  • Hãy tôn trọng sở thích ăn uống của trẻ, thỏa thuận với trẻ để kết hợp những món trẻ thích với những món mới kèm theo.
  • Cân đối khẩu phần ăn cho trẻ, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ không cảm thấy chán ngán khi phải ăn cả một bữa lớn. 
  • Tạo khung giờ ăn cố định, giới hạn thời gian mỗi bữa ăn không kéo dài quá 30 phút, nếu con không muốn ăn tiếp hãy dừng cho ăn.
  • Hạn chế để trẻ ăn vặt trước các bữa ăn chính trong ngày.
  • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ, nếu nghi ngờ trẻ bị thiếu chất hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn nên bổ sung những gì. Thông thường trẻ biếng ăn cần bổ sung các vitamin và khoáng chất như kẽm, sắt, selen, vitamin A, vitamin nhóm B.

Những trẻ biếng ăn, chậm tăng cân trong thời gian dài nên bổ sung gì cũng là điều mà nhiều cha mẹ muốn biết. Các trường hợp này, mẹ có thể tham khảo thử các sản phẩm dành cho trẻ biếng ăn như thuốc bổ cho trẻ biếng ăn, chậm lớn hoặc cốm cho trẻ biếng ăn để kích thích vị giác, cảm giác thèm ăn ở trẻ.

5. Vì sao trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân? Giải pháp nào giúp trẻ tăng cân hiệu quả?

Trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân thì nguyên nhân có thể do:

  • Ăn nhiều nhưng chưa đủ lượng. Cảm giác “ trẻ ăn nhiều” có thể là trong suy nghĩ của cha mẹ nhưng thực tế nhu cầu của trẻ cần nhiều hơn. Lượng thức ăn của trẻ cũng cần tăng dần theo từng giai đoạn phát triển của trẻ vả tối thiểu phải đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng tiêu hao. Nếu không, trẻ sẽ không nhận đủ năng lượng cần thiết, dẫn đến chậm tăng cân, thậm chí còn sụt cân.
  • Ăn nhiều nhưng lại ít chất. Việc ăn đủ lượng là một khía cạnh nhưng cũng cần phải đủ chất dinh dưỡng thiết yếu. Trẻ bị thiếu chất cũng có thể chậm tăng cân. Do đó, cha mẹ nên đa dạng hóa thực phẩm trong bữa ăn cho trẻ, đồng thời các bữa ăn nên cách nhau 2 – 3 giờ để cơ thể có thời gian tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất.
  • Chế biến thức ăn không đúng cách. Cách chế biến thức ăn cũng có thể gây mất chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Những sai lầm thường thấy là cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn ở ngoài, nấu cháo bằng nước hầm xương mà không thêm thịt, dầu ăn, các loại rau củ quả, không cho trẻ uống sữa bù các bữa bỏ ăn.
  • Trẻ hấp thu kém hoặc mắc các bệnh lý khác. Một số trẻ kém hấp thu hoặc có vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, hay nôn mửa hoặc có cơ địa đặc biệt như sinh non, suy giảm miễn dịch, bệnh tim bẩm sinh… cũng thường khó tăng cân dù trẻ ăn nhiều.
  • Chưa được tẩy giun. Giun sán hay ký sinh trùng đường ruột sẽ hấp thu hết các dưỡng chất từ thực phẩm mà trẻ ăn vào. Do đó, trẻ chưa tẩy giun sẽ không nhận được chất dinh dưỡng từ thức ăn nên dù ăn nhiều mà vẫn không tăng cân. Theo khuyến cáo, cha mẹ cần tẩy giun định kỳ cho trẻ mỗi 6 tháng.
  • Ngủ chưa đủ giấc. Giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi cần ngủ trung bình 12 – 14 giờ mỗi ngày, cha mẹ nên cho trẻ ngủ sớm vì hormone tăng trưởng được tiết ra vào ban đêm để giúp cơ thể phát triển.

Khi thấy trẻ ăn nhiều không tăng cân, cha mẹ cần đánh giá lại các yếu tố kể trên để áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp.

Hy vọng qua bài viết này cha mẹ đã hiểu về những trường hợp xảy ra khi trẻ biếng ăn, chậm tăng cân và có giải pháp hỗ trợ trẻ ăn uống tốt hơn.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Anorexia Nervosa in Children https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/eating-disorders/anorexia-nervosa-in-children Ngày truy cập 05/01/2025

Anorexia Nervosa in Children https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content?contenttypeid=90&contentid=P02554 Ngày truy cập 05/01/2025

Anorexia & Bulimia: How Eating Disorders Can Affect Your Child https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/emotional-problems/Pages/eating-disorders-anorexia.aspx Ngày truy cập 05/01/2025

Anorexia https://kidshealth.org/en/parents/anorexia.html Ngày truy cập 05/01/2025

What Is Anorexia? https://www.nationwidechildrens.org/conditions/anorexia-nervosa Ngày truy cập 05/01/2025

Advice for parents – Eating disorders https://www.nhs.uk/mental-health/feelings-symptoms-behaviours/behaviours/eating-disorders/advice-for-parents/ Ngày truy cập 05/01/2025

Anorexia Nervosa in Children https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/eating-disorders/anorexia-nervosa-in-children Ngày truy cập 05/01/2025

Cách khắc phục biếng ăn ở trẻ https://benhviennhitrunguong.gov.vn/cach-khac-phuc-bieng-an-o-tre.html Ngày truy cập 05/01/2025

Trẻ biếng ăn thường thiếu 4 vi chất quan trọng mà không phải mẹ nào cũng biết https://yte.nghean.gov.vn/tin-chuyen-nganh/tre-bieng-an-thuong-thieu-4-vi-chat-quan-trong-ma-khong-phai-me-nao-cung-biet-657539?pageindex=0 Ngày truy cập 05/01/2025

Phiên bản hiện tại

22/01/2025

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Thư

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Trẻ bị kiến cắn: Cách xử lý đúng chuẩn y khoa, giảm đau ngứa hiệu quả

Bé mấy tháng ăn được cơm nát? Tổng hợp cách nấu cơm nát cho bé tập ăn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Thư

Nhi khoa · Bệnh Viện Sản Nhi Cà Mau


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 17 giờ trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo