Đặt trẻ ngồi trên đùi của bạn theo hướng nghiêng qua một bên. Dùng một bàn tay đỡ phần dưới cằm của trẻ, có thể là vùng cổ hoặc ngực, nhưng chú ý là không tạo nhiều áp lực lên cổ họng của bé. Giữ cơ thể trẻ hơi ngả về phía trước và bạn bắt đầu dùng tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng bé để giúp con ợ hơi.
Cách 3: Cho trẻ nằm trên đùi của bạn cũng là cách vỗ ợ hơi cho bé hiệu quả
Đặt bé nằm sấp trên đùi của bạn, sau đó bạn dùng một tay đỡ cằm trẻ và tay còn lại vừa xoa vừa vỗ nhẹ lên lưng của trẻ. Tương tự như cách vỗ ợ hơi cho bé khi ngồi, ba mẹ cần lưu ý là đỡ con nhẹ nhàng và tránh tạo áp lực cho vùng cổ họng của bé.
Lưu ý: Bé có thể ọc ra một ít sữa trong quá trình ợ hơi. Điều này là bình thường và không cần quá lo lắng. Bạn hãy chuẩn bị sẵn khăn sữa lót trước ngực bé hoặc cho con đeo yếm để không làm bẩn quần áo.
Thực hiện các cách vỗ ợ hơi cho bé nhưng không thành công bạn phải làm sao?

Khi thử một trong những cách vỗ ợ hơi cho bé kể trên nhưng không thành công, bạn hãy thay đổi tư thế vỗ ợ hơi cho con và giúp trẻ ợ hơi thêm vài phút nữa trước khi cho bú lại. Nếu những cách này không hiệu quả, bạn có thể cho con nằm ngửa trên giường, sau đó nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng và di chuyển hai chân bé như cách chân chuyển động khi đạp xe đạp.
Nếu vỗ ợ hơi không thành công, trẻ vẫn tiếp tục khóc (khóc 3 giờ trở lên mỗi ngày) có thể do đau bụng kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, phân có lẫn máu, hay nôn trớ khi bú, cáu gắt… thì nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đúng bệnh nếu có. Hơn nữa, khi gặp các vấn đề trên, bạn không nên tùy tiện cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dùng thuốc để tránh rủi ro không mong muốn.
Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu vì một số lý do mà bạn không thể cho con bú mẹ thì việc chọn công thức sữa phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh là rất quan trọng để giúp trẻ tránh được tình trạng nôn, trớ sữa. Bạn nên ưu tiên chọn công thức sữa dễ tiêu hóa, giúp êm dịu đường ruột cho bé. Để chọn được công thức sữa đáp ứng tiêu chí này, mẹ nên ưu tiên chọn những công thức sữa có quy trình xử lý nhiệt nhẹ một lần. Quy trình xử lý nhiệt một lần sẽ giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm nhỏ tự nhiên trong sữa, giúp đạm không bị biến tính, gây khó tiêu. Từ đó, giúp trẻ giảm đầy hơi, nôn trớ. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến nguồn gốc của sữa, công thức sữa mẹ chọn nên được sản xuất từ nguồn sữa mát 100% từ giống bò thuần chủng, đặc biệt là tại Hà Lan hoặc các nước châu Âu. Đồng thời, mẹ nên lưu ý chọn sữa có hương vị thanh nhạt, tự nhiên, dễ uống và hợp với khẩu vị của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Bạn cần nhớ rằng trẻ sơ sinh luôn cần được vỗ ợ hơi sau khi bú hoặc trong khi bú để tránh tình trạng đầy hơi, khó chịu và mất ngủ. Đôi khi, em bé cũng có thể bất chợt thức giấc vì đầy hơi nhưng bạn không cần quá lo lắng. Nếu biết cách vỗ ợ hơi cho bé thì bạn sẽ giúp con nhanh chóng trở lại với giấc ngủ. Khi trẻ lớn hơn và đến tuổi ăn dặm, nhu cầu được vỗ ợ hơi cũng sẽ ít dần vì trẻ đã biết cách ăn mà không nuốt khí. Thế nhưng, nếu con khó ợ hơi thì bạn vẫn có thể áp dụng những hướng dẫn được chia sẻ trong bài viết nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!