Trẻ khám phá mọi thứ theo nhiều cách khác nhau như lắc, vung tay đập hoặc ném đồ vật. Trẻ có thể dễ dàng tìm thấy những đồ vật được giấu đi. Biết nhìn vào đúng đồ vật hoặc tranh ảnh có tên cụ thể. Trẻ 1 tuổi biết bắt chước những cử chỉ của người lớn. Trẻ biết sử dụng một số đồ vật đúng cách như cầm ly nước để uống, cầm lược chải tóc… Trẻ biết cầm 2 đồ vật vỗ vào nhau khi chơi đồ chơi. Trẻ biết đặt đồ vật vào một thùng/xô chứa đồ rồi sau đó lại lấy ra. Trẻ không chỉ biết cầm nắm đồ vật mà còn biết buông bỏ hoặc đưa đồ vật cho người khác. Lời khuyên cho cha mẹ:
- Bạn nên hỗ trợ và hướng dẫn khi trẻ chơi các trò chơi.
- Nếu bạn nhận thấy trẻ có khả năng tự làm một điều gì đó thì cũng có thể giảm dần sự hỗ trợ của mình nhưng vẫn nên quan sát và hướng dẫn trẻ.
Trẻ 1 tuổi biết làm gì? Khả năng vận động của trẻ là những điểm đáng chú ý

- Trẻ 1 tuổi có thể tự ngồi mà không cần sự trợ giúp của người lớn.
- Trẻ có thể tự đứng dậy và dùng tay bám vào đồ đạc để bước đi.
- Một số trẻ có thể tự đứng một mình hoặc bước chập chững vài bước mà không cần dựa vào bất kỳ sự hỗ trợ nào.
Lời khuyên cho cha mẹ:
Bạn nên cho trẻ vận động, chơi đùa trên các bề mặt phẳng. Điều này vừa đảm bảo an toàn vừa giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động thô như bò và chuyển động tay chân.
Trường hợp nào sự phát triển của trẻ 1 tuổi là bất thường và cần đi khám?
Trẻ 1 tuổi biết làm gì là chủ đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Nếu trẻ phát triển được những kỹ năng kể trên thì đó là tín hiệu đáng mừng. Thế nhưng, có những trường hợp trẻ không đạt được các cột mốc phát triển như bình thường thì bạn nên đưa con đi khám. Các dấu hiệu cho thấy trẻ 1 tuổi không phát triển như mong đợi bao gồm:
- Trẻ 1 tuổi không biết bò.
- Trẻ không thể đứng nếu không có sự hỗ trợ.
- Trẻ không đi tìm những món đồ mà trẻ đã thấy bạn giấu đi.
- Trẻ không nói được những từ đơn như “ba, mẹ…”
- Trẻ không tiếp thu bất kỳ cử chỉ cơ bản nào như lắc đầu hoặc vẫy tay.
- Trẻ không biết chỉ tay vào đồ vật.
- Trẻ “đánh mất” những kỹ năng mà trước đó trẻ từng học được.
Đối với vấn đề trẻ 1 tuổi biết làm gì thì câu trả lời thực tế là mỗi trẻ em thường phát triển với các tốc độ khác nhau. Điều này có thể phụ thuộc vào di truyền hoặc chế độ dinh dưỡng. Những cột mốc được chia sẻ trong bài viết chỉ mang tính điển hình của số đông nhằm giúp cha mẹ có thể đánh giá sự phát triển cơ bản của con. Vì vậy, nếu lo lắng hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này thì bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!