Bé 2 tuổi đã biết bò một cách thành thạo, biết đi chập chững, thậm chí bắt đầu biết nói chút ít [1], [2]. Để biết được trẻ 2 tuổi biết làm gì và hiểu rõ sự phát triển của bé 2 tuổi, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Hello Bacsi.
Chiều cao, cân nặng của bé 2 tuổi
Bạn đang thắc mắc trẻ 2 tuổi cao và nặng bao nhiêu là đạt chuẩn? Hầu hết trẻ em ở độ tuổi 2 sẽ có chiều cao và cân nặng như sau [1]:
- Chiều cao tăng thêm khoảng 38cm so với lúc mới chào đời.
- Cân nặng tăng trưởng với tốc độ ổn định nhưng chậm hơn so với 12 tháng đầu đời. Từ 12 đến 24 tháng tuổi, trẻ dự kiến tăng từ 1,5-2,5 kg và cao thêm 7,5-13cm.
Sự phát triển của trẻ 2 tuổi
Việc nắm bắt được sự phát triển của trẻ không chỉ ở mặt thể chất mà còn về mặt cảm xúc, nhận thức vào giai đoạn này sẽ giúp bố mẹ điều chỉnh được phương pháp và môi trường nuôi dạy để trí não bé phát triển một cách tối ưu nhất.
Sự phát triển ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc ở trẻ 2 tuổi
Sự phát triển về khía cạnh ngôn ngữ, nhận thức và cảm xúc thời thơ ấu thường có mối liên hệ chặt chẽ với sự trưởng thành về cấu trúc não bộ. Giai đoạn từ khi mới sinh đến lúc bé được 2 tuổi là giai đoạn các kết nối não bộ được hình thành một cách nhanh chóng khi mỗi giây trôi qua não bộ của trẻ có thể tạo nên hơn 1 triệu kết nối não bộ mới [3]. Sự hình thành của các kết nối não bộ này sẽ giúp liên kết các tế bào thần kinh lại với nhau, nhằm tạo ra các mạng lưới trao đổi thông tin phức tạp dưới dạng tín hiệu điện. Những mạng lưới này là nền tảng cho mọi chức năng của não như học tập, trí nhớ hoặc thị giác [4].
Việc hình thành các mạng lưới kết nối não bộ như vậy có liên quan mật thiết đến quá trình được gọi là myelin hóa [5]. Myelin hóa là sự hình thành bao myelin xung quanh các sợi trục giúp bảo vệ tế bào thần kinh và tăng tốc độ dẫn truyền tín hiệu tốt hơn [6]. Quá trình myelin hóa diễn ra nhanh thì tốc độ dẫn truyền tín hiệu càng nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng kết nối não bộ, từ đó, bé sẽ càng dễ hình thành phản xạ có điều kiện [7]. Điều này cũng tương ứng với việc phát triển các kỹ năng nhận thức, bao gồm tiếp thu ngôn ngữ hay xử lý cảm giác ở trẻ [8], [9].
Với quá trình phát triển trí não đang diễn ra mạnh mẽ, trẻ 2 tuổi không chỉ hiểu hầu hết những gì bạn nói mà còn có thể biết dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng, thông tin hoặc để biểu lộ cảm xúc và nhu cầu của bé như [10], [11]:
- Bé biết chỉ các đồ vật hoặc tranh ảnh khi nghe tên gọi của những đồ vật đó.
- Nhận diện tên của mọi người, các vật thể và các bộ phận trên cơ thể.
- Nói được vài từ đơn hoặc cụm từ đơn giản.
- Làm theo các hướng dẫn đơn giản.
- Lặp lại những từ ngữ nghe được trong các cuộc trò chuyện.
Sự phát triển vận động của bé 2 tuổi
Trẻ 2 tuổi biết làm gì? Ở độ tuổi này, trẻ sẽ dần dần tự điều khiển cơ thể một cách thành thạo hơn, đồng thời biết phối hợp tay chân với nhau. Cụ thể, bé đã biết [12], [13]:
- Tự đi một mình.
- Kéo đồ chơi phía sau trong khi đang đi.
- Mang theo đồ chơi lớn hoặc nhiều đồ chơi trong khi đang đi.
- Bắt đầu chạy.
- Đứng bằng một chân.
- Đá một quả bóng.
- Trèo lên và xuống các đồ nội thất trong nhà không cần trợ giúp.
- Nắm giữ thành cầu thang khi đi lên và xuống để không bị té.
Các kỹ năng hàng ngày ở bé 2 tuổi
Trong khoảng thời gian này, trẻ thường muốn tự mình làm nhiều việc hơn, ví dụ như trẻ có thể tự ăn, tự rửa tay hoặc tự mặc quần áo. Mặc dù trẻ có thể vẫn có đôi chút vụng về và cần sự giúp đỡ của bố mẹ, tuy nhiên đây cũng là thời điểm thích hợp để phụ huynh bắt đầu hướng dẫn bé một số những hoạt động đơn giản để xây dựng sự tự tin và độc lập ở trẻ như quét nhà, lau bụi hay tập đi vệ sinh một mình [14].
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 24 tháng tuổi
Với khả năng phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã hội của bé 2 tuổi, trẻ đã sẵn sàng tham gia bữa ăn của gia đình. Bé đã có thể ăn thức ăn giống như cha mẹ, anh chị. Chế độ ăn của trẻ 2 tuổi nên bao gồm 3 bữa ăn chính và 1-2 bữa ăn nhẹ. Lời khuyên dành cho cha mẹ khi cho bé 2 tuổi ăn là [15]:
- Không cố định vào lượng thức ăn mà bé ăn mỗi bữa.
- Không ép trẻ ăn hay tạo không khí căng thẳng trong bữa ăn.
- Dạy trẻ những thói quen ăn uống lành mạnh, bao gồm cả việc ngồi cùng gia đình trong bữa ăn.
- Tập trung vào việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho bé và cả nhà.
Chất lượng nguồn thực phẩm trong giai đoạn này đối với bé là cực kỳ quan trọng. Đây là giai đoạn nền tảng giúp bé có sự phát triển cả về thể chất và tinh thần sau này. Do đó, việc chú ý cho bé ăn gì, uống gì sẽ giúp bé có một khởi đầu thuận lợi, đặc biệt là nếu mẹ muốn giúp bé tăng tốc độ kết nối não bộ và phát triển trí tuệ một cách tối ưu nhất. Bởi dinh dưỡng chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình myelin hóa – nền tảng cho trí thông minh của bé [7].
Trong giai đoạn này, để thúc đẩy sản sinh myelin nhằm tăng tốc độ dẫn truyền của các kết nối não bộ, trẻ sẽ cần được bổ sung các chất dinh dưỡng đã được chứng minh lâm sàng giúp tăng tốc độ sản sinh myelin trong não bộ, giúp tăng tốc độ kết nối não bộ lên 2.5 lần như hệ dưỡng chất NUTRILEARN CONNECT bao gồm Sphingomyelin, DHA, ARA, Alpha lactabumin, Sắt, Axit Folic, Vitamin B12 [16]. Đây đều là những dưỡng chất có nhiều trong sữa mẹ, đặc biệt là Sphingomyelin – một loại sphingolipid đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bao myelin thường chiếm khoảng 40% trong sữa mẹ trưởng thành [7].
Cũng chính vì thế mà các chuyên gia thường khuyến cáo cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu sau sinh hoặc đến khi trẻ tròn 2 tuổi nếu có thể [17]. Tuy nhiên, các bé 2 tuổi thường đã qua giai đoạn bú mẹ, lúc này mẹ sẽ cần chọn cho bé các sản phẩm sữa phù hợp giúp tăng tốc độ sản sinh myelin, từ đó hỗ trợ tăng tốc độ kết nối não bộ để trí não của con phát triển tối ưu nhất. Các sản phẩm sữa mẹ chọn thành phần nên chứa:
- Hệ dưỡng chất NUTRILEARN CONNECT bao gồm Sphingomyelin, DHA, ARA, Alpha lactabumin, sắt, Axit Folic, Vitamin B12 được chứng minh lâm sàng giúp tăng sản sinh myelin gấp 36% so với nhóm trẻ không sử dụng, từ đó hỗ trợ tăng kết nối não bộ nhanh hơn gấp 2.5 lần [16].
- Bộ đôi Choline và Lutein – Đây là những dưỡng chất quan trọng giúp hỗ trợ phát triển não bộ, hoàn thiện chức năng thị giác của trẻ [18], [19].
- HMO – Dưỡng chất được chứng minh giúp tăng cường đề kháng, tăng lợi khuẩn đường ruột giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa ở trẻ [20].
- Alpha-lactalbumin là protein chính được tìm thấy trong sữa mẹ, giúp bé tăng cường hấp thu các khoáng chất, kích thích miễn dịch để kháng khuẩn, bảo vệ trẻ chống lại nhiễm trùng [21].
- Cuối cùng, mẹ cần chọn sữa có chứa Canxi và Vitamin D bổ sung cho bé để hỗ trợ con phát triển hệ xương và tăng trưởng khỏe mạnh [22].
Cách khuyến khích sự phát triển của trẻ 2 tuổi
Bên cạnh dinh dưỡng, bố mẹ cũng nên lưu ý những vấn đề liên quan đến giấc ngủ và những biểu hiện chậm phát triển khác của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Giấc ngủ của bé 2 tuổi [23]
Ở độ tuổi này, trẻ thường ngủ từ 12-13 giờ mỗi ngày, bao gồm cả những giấc ngủ ngắn vào ban ngày từ 1-2 giờ. Một số trẻ có thể thức giấc vào ban đêm và sẽ cần bạn an ủi, ru ngủ, đặc biệt nếu bé cảm thấy sợ hãi buổi tối hay một vấn đề nào đó .
Ngoài ra, nếu bé ngủ trong cũi và bạn đột nhiên nhận thấy trẻ đang cố gắng trèo ra khỏi cũi, thì nghĩa là đã đến lúc cho bé ngủ trên giường. Điều này thường xảy ra khi trẻ từ 2-3 tuổi rưỡi, nhưng cũng có thể sớm nhất là khi bé 18 tháng tuổi.
Những dấu hiệu cho thấy bé chậm phát triển [24]
Bởi vì mỗi trẻ phát triển theo mỗi tốc độ khác nhau, nên không thể nói chính xác khi nào bé sẽ hoàn thiện một kỹ năng nhất định. Các mốc phát triển thường chỉ cung cấp cho bạn biết những thay đổi khi con bạn lớn lên, nhưng đừng lo lắng nếu bé mất nhiều thời gian vào một quá trình nào đó. Hãy thông báo cho bác sĩ nhi khoa nếu bé 2 tuổi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây cho thấy bé chậm phát triển ở độ tuổi này:
- Không thể đi được sau 18 tháng tuổi
- Không nói được ít nhất 15 từ khi được 18 tháng tuổi
- Không nói được câu 2 từ khi đã 2 tuổi
- Không thể nhận biết chức năng của các đồ vật trong gia đình (như bàn chải, điện thoại, chuông, nĩa, thìa) khi 15 tháng tuổi
- Không thể bắt chước hành động hay lời nói của người khác
- Không thể làm theo các hướng dẫn đơn giản khi 2 tuổi
- Không biết cách đẩy một đồ chơi có bánh khi 2 tuổi.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được trẻ 2 tuổi phát triển như thế nào, từ đó có phương pháp nuôi dạy con phù hợp.
[embed-health-tool-child-growth-chart]