Phương pháp điều trị trước tiên là bố mẹ hãy cho con uống chất lỏng hoặc thụt khí để cố gắng đẩy ruột trở lại. Biện pháp này thường hiệu quả và giúp bé tránh khỏi nguy cơ phải phẫu thuật. Nếu không, bé có thể sẽ cần phải phẫu thuật để gỡ hoặc cắt đoạn ruột bị lồng vào nhau.
5. Chứng xoắn ruột
Xoắn ruột xảy ra khi ruột của trẻ tự xoắn quanh chính đoạn ruột đó, làm cho chất thải không được thải ra ngoài. Trong một số trường hợp, máu cũng không thể lưu thông ở đoạn ruột này, dẫn đến hạn chế lưu thông máu trong cơ thể, thậm chí là tắc nghẽn mạch máu. Trẻ bị xoắn ruột cần phải được phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật, hầu hết trẻ em đều phát triển bình thường và khỏe mạnh.
6. Hội chứng ruột ngắn – Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nguy hiểm
Hội chứng ruột ngắn nghĩa là trẻ không có đủ ruột để hấp thu các chất dinh dưỡng và chất lỏng một cách hiệu quả. Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ này có thể do bẩm sinh hoặc do nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như:
- Bệnh Crohn, trong đó hồi tràng và đại tràng là hai bộ phận chủ yếu bị ảnh hưởng nhiều nhất
- Bệnh lồng ruột
- Một mạch máu bị nghẽn, làm giảm lưu lượng máu đến ruột
- Tổn thương ruột
- Ung thư
Tiêu chảy thường là triệu chứng phổ biến nhất khi bị hội chứng ruột ngắn. Hội chứng này cũng có thể dẫn đến các vấn đề như suy dinh dưỡng, mất nước, sỏi thận và hăm tã nặng.
Thay đổi chế độ ăn uống và đôi khi cho trẻ ăn bằng đường tiêm tĩnh mạch là những cách có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Thuốc có thể làm giảm bớt các triệu chứng và làm chậm sự di chuyển của thức ăn qua hệ thống tiêu hóa của trẻ, vì vậy các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn. Đôi khi trẻ cần phải thực hiện phẫu thuật.
Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ là một vấn đề khá nghiêm trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con. Khi trẻ có vấn đề về tiêu hóa, bố mẹ hãy đưa con đến bệnh viện được hỗ trợ và điều trị kịp thời.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!