Đối với trường hợp không thể nuôi con bằng sữa mẹ, bạn có thể cho con dùng sữa ngoài nhưng cần lựa chọn công thức sữa giúp trẻ tăng cường đề kháng tự nhiên, nhất là những sản phẩm có hệ dưỡng chất BioPro+ đặc biệt gồm HMO, probiotic và chất xơ GOS nhằm tăng lợi khuẩn và qua đó nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh.
Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn đầu đời cũng còn rất non nớt nên mẹ cần chú ý chọn công thức sữa “êm dịu” đường tiêu hóa, giúp bé dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Để chọn được sản phẩm sữa đáp ứng tiêu chí này, mẹ cần lưu ý nhiều đến quy trình sản xuất và nên ưu tiên chọn những sản phẩm có quy trình xử lý nhiệt nhẹ chỉ 1 lần. Nguyên nhân là do đạm sữa rất nhạy cảm với nhiệt độ và dễ bị biến đổi cấu trúc trở thành đạm biến tính, khó tiêu, gây rối loạn tiêu hóa. Quy trình xử lý nhiệt nhẹ chỉ 1 lần sẽ giúp bảo toàn trên 90% đạm mềm tự nhiên trong sữa, giúp bé êm bụng, dễ hấp thu và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý đến nguồn gốc của sữa, công thức sữa mẹ chọn nên được sản xuất từ nguồn sữa mát 100% từ giống bò thuần chủng châu u. Đồng thời, mẹ nên lưu ý chọn sữa có hương vị thanh nhạt, tự nhiên, dễ uống, không chứa đường sucrose để bé uống ngon và giảm nguy cơ sâu răng, béo phì từ những năm đầu đời.
Với các bé trong độ tuổi ăn dặm, mẹ sẽ cần chú ý xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn để giúp bé vừa nhận đủ dưỡng chất vừa có một sức đề kháng tốt. Ở giai đoạn đầu khi mới tập ăn, thức ăn được cung cấp cho trẻ cần mềm, nghiền nhỏ, kích thước vừa ăn để đảm bảo phù hợp với khả năng nhai, nuốt và tiêu hóa của bé. Mẹ cần cho bé ăn đa dạng thực phẩm gồm các loại trái cây, rau củ, thịt, cá, sữa chua…, tránh thực phẩm chế biến sẵn [11], [12].
Đồng thời, bạn vẫn nên duy trì việc cho bé bú để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, đạm mềm dễ tiêu trong sữa cũng sẽ góp phần giúp hệ tiêu hóa của bé dễ “thích nghi” với thức ăn thô và qua đó, giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa cho bé ở giai đoạn đầu tập ăn dặm.
Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

Các nghiên cứu cho thấy việc ngủ không ngon, không đủ giấc ngủ thường khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn sau khi tiếp xúc với mầm bệnh [13]. Vì vậy, bạn cần cho trẻ ngủ đủ giấc từ 12 đến 16 giờ đối với trẻ sơ sinh, 11 đến 14 giờ đối với trẻ 1 – 2 tuổi, 10 đến 13 giờ đối với trẻ 3 – 5 tuổi, 9 – 12 giờ đối với trẻ 6 – 13 tuổi và từ 8 đến 10 giờ một ngày đối với trẻ lớn từ 14 tuổi trở lên [14]. Bạn có thể đảm bảo trẻ có giấc ngủ lành mạnh bằng cách tập cho bé ngủ đúng giờ, duy trì lịch trình đi ngủ cố định…
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!