backup og meta

Lạm dụng tình dục là gì? Nhận diện hành vi lạm dụng tình dục (Sexual Abuse) để đối phó

Lạm dụng tình dục là gì? Nhận diện hành vi lạm dụng tình dục (Sexual Abuse) để đối phó

Lạm dụng tình dục có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ. Nạn nhân bị lạm dụng tình dục có nguy cơ cao đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về thể chất lẫn tinh thần. Vậy lạm dụng tình dục là gì? Làm thế nào để nhận diện hành vi lạm dụng tình dục? 

Những thông tin trong bài viết này có thể giúp bạn tìm hiểu lạm dụng tình dục là gì. Từ đó, bạn sẽ biết cách bảo vệ bản thân và người thân.

Lạm dụng tình dục là gì?

Lạm dụng tình dục (Sexual Abuse) là hành vi mang tính lạm dụng (lợi dụng) có liên quan đến tình dục của người này đối với người khác. Bất kỳ hành vi tình dục nào được thực hiện mà không được sự đồng ý hoặc hiểu rõ của đối phương đều được xem là lạm dụng tình dục.

Nếu những hành vi lạm dụng tình dục có kèm theo hành vi mang tính chất vũ lực (bạo lực), dù trong thời gian ngắn hay dài đều được xem là bạo lực tình dục. Các hành vi điển hình bao gồm: Chạm vào các vùng nhạy cảm trên cơ thể người khác, ép buộc người khác đụng chạm bộ phận sinh dục của mình, ép buộc người khác quan hệ tình dục, cưỡng hiếp.

Mặt khác, một số hành vi cũng có thể được xem là lạm dụng tình dục dù không có sự đụng chạm cơ thể. Chúng bao gồm:

  • Nói chuyện, đùa giỡn về những chủ đề gợi ý tình dục
  • Chia sẻ những hình ảnh, tin nhắn, phim khiêu dâm 
  • Khống chế và ép buộc người khác thủ dâm trước mặt đối tượng
  • Phô dâm: Phơi bày bộ phận sinh dục trước mặt người khác.
 Tổ chức Phòng chống Lạm dụng tình dục ở Trẻ em – PCA cho biết, lạm dụng tình dục được chia thành hai loại:
  • Lạm dụng có hành vi đụng chạm (Touching): Chạm vào bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc ép nạn nhân chạm vào bộ phận sinh dục. Dùng dụng cụ hoặc bất kỳ đồ vật nào để chạm vào bộ phận sinh dục, vào miệng, vào hậu môn của nạn nhân để thỏa mãn.
  • Lạm dụng không có hành vi đụng chạm (Non-touching): Chiếu phim khiêu dâm cho nạn nhân xem, chụp ảnh nạn nhân đang trong tư thế gợi dục, ép buộc nạn nhân thực hiện các hành vi tình dục cho đối tượng xem để thỏa mãn, cố ý để lộ bộ phận sinh dục của một người cho nạn nhân xem, quan sát nạn nhân cởi quần áo hoặc sử dụng phòng tắm, khuyến khích nạn nhân xem hoặc nghe các hành vi tình dục trực tiếp hoặc trên video.

Theo nguồn tin từ Trang Tâm lý học – Psychology Today, các chuyên gia nhận thấy rằng, nạn nhân của lạm dụng tình dục thường cảm thấy bất lực, im lặng và chấp nhận chịu đựng. Ngoài ra, nạn nhân cũng thường mắc kẹt trong suy nghĩ “bản thân là người có lỗi” nên không dám thổ lộ để nhờ sự giúp đỡ từ người khác.

Lạm dụng tình dục có thể gây ra những tác động ngắn hạn và lâu dài, thậm chí có thể kéo dài suốt đời.

Dưới đây là một số hậu quả mà nạn nhân của lạm dụng tình dục có thể sẽ phải đối mặt:


Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê của Unicef tại Việt Nam, trong năm 2018 Công an Việt Nam đã ghi nhận có đến 1.547 vụ lạm dụng trẻ em. Nhưng do văn hóa kỳ thị của người châu Á và tâm lý e ngại tố cáo, nên con số thực rất có thể còn cao hơn như vậy.

Đối tượng lạm dụng và tấn công tình dục trông như thế nào?


Theo nhận định của Tổ chức Chống bạo lực tình dục Quốc gia – RAINN, phần lớn thủ phạm lạm dụng tình dục hoặc xâm hại tình dục là người mà nạn nhân quen biết. Theo thống kê của tổ chức này, có đến 93% nạn nhân biết thủ phạm là ai. Nạn lạm dụng tình dục xảy ra không nhất thiết thủ phạm là người lớn và nạn nhân là trẻ em. 

Các tình huống lạm dụng tình dục có thể xảy ra ở bất kỳ kiểu mối quan hệ nào. Đó có thể anh chị em, bạn đồng trang lứa, họ hàng trong gia đình, giáo viên, học sinh, huấn luyện viên, cấp trên, người chăm sóc, đồng nghiệp,…

Theo RAINN, những kẻ tấn công tình dục thường có quen biết với nạn nhân, đã từng phạm tội, có tiền án, tiền sự hoặc có hành vi bạo lực trong quá khứ, thường là người trưởng thành, vì hơn 50% hung thủ đều trên 30 tuổi. Một số trường hợp hung thủ lại là những người có địa vị xã hội cao, có quyền lực, là người mà được mọi người cho là người tốt. Vì vậy, việc cáo buộc những người này liên quan đến lạm dụng tình dục rất khó, khiến những nạn nhân e ngại trình báo sau khi bị lạm dụng hoặc tấn công.

Thủ phạm thường là người giỏi thao túng tâm lý nạn nhân, buộc nạn nhân giữ im lặng bằng nhiều cách khác nhau. Trong số đó, cách phổ biến nhất chính là sử dụng quyền lực và nếu trong tình huống này nạn nhân là trẻ em, thủ phạm sẽ nói với trẻ rằng “hành động này là bình thường”.

Lạm dụng tình dục là gì

Phân biệt lạm dụng tình dục, xâm hại tình dục và bạo lực tình dục

Xâm hại tình dục / Tấn công tình dục (Sexual Assault)

  • Khái niệm: Xâm hại tình dục ở trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm: Hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
  • Hành vi: Xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó, vuốt ve bộ phận sinh dục của trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn.

Lạm dụng tình dục (Sexual Abuse)

  • Khái niệm: Là quá trình trong đó một người lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép người khác tham gia vào hoạt động tình dục hoặc liên quan đến tình dục.
  • Hành vi: Không chỉ giới hạn vào các hành vi tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như bộc lộ bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim, truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc sử dụng, chia sẻ hình ảnh khiêu dâm trẻ em.

Bạo lực tình dục (Sexual Violence)

  • Khái niệm: Thuật ngữ ‘bạo lực tình dục’ là một thuật ngữ bao gồm tất cả các trường hợp, như quấy rối tình dục, lạm dụng tình dục, xâm hại tình dục, bạo lực tình dục…
  • Hành vi: Hiếp dâm, cưỡng ép người kia đồng ý quan hệ tình dục, quấy rối tình dục, tấn công tình dục đối với bạn tình hoặc thậm chí là loạn luân, cố ý để lộ bộ phận sinh dục hoặc cơ thể khỏa thân trước mặt người khác.

Cách giúp đỡ những nạn nhân bị lạm dụng tình dục

Trên thực tế, thủ phạm luôn tìm đủ mọi cách để đe dọa nạn nhân, buộc nạn nhân không được tiết lộ thông tin về sự việc lạm dụng. Vì nếu tiết lộ khả năng cao là nạn nhân sẽ bị tấn công, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Nạn nhân của lạm dụng tình dục có thể cũng không trình báo vì sợ bị trả thù, sợ không được tin tưởng hoặc sợ phải chịu thêm tổn thương. Họ có thể phải đấu tranh với sự xấu hổ và tự trách mình.

Do đó, cách để giúp đỡ những nạn nhân bị lạm dụng tình dục là nhận diện các dấu hiệu cơ thể và biểu hiện cảm xúc hành vi của họ.

Dấu hiệu cơ thể:

Dấu hiệu cảm xúc hành vi:

  • Đột nhiên né tránh hoặc sợ hãi khi thay đồ hoặc tắm gội
  • Thường xuyên gặp ác mộng và đái dầm trong đêm
  • Có biểu hiện hành vi của một đứa trẻ là mút ngón tay
  • Cảm thấy lo sợ quá mức, khủng hoảng, kích động cực độ, ám ảnh
  • Có dấu hiệu trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn PTSD
  • Đột ngột muốn bảo vệ người thân trong gia đình một cách kịch liệt
  • Nỗi sợ hãi khi ở một mình vào ban đêm hoặc gặp ác mộng mới xuất hiện gần đây
  • Có dấu hiệu cô lập bản thân, né tránh gặp gỡ mọi người, tự nhốt mình trong phòng kín, thậm chí có ý định tự tử.


Khi nhắc đến lạm dụng tình dục, hầu hết mọi người sẽ nghĩ rằng nạn nhân là trẻ em và phụ nữ. Tuy nhiên, đàn ông trưởng thành cũng có thể là nạn nhân. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh – CDC, cứ sáu người đàn ông thì có một người sẽ bị lạm dụng tình dục trong đời, chỉ có điều là nhóm đàn ông thường ít báo cáo và ít tìm kiếm sự giúp đỡ hơn do những quan điểm cho rằng đàn ông là “phái mạnh” có thể tự bảo vệ bản thân chống lại lạm dụng tình dục.

Lạm dụng tình dục là gì

Bạn nên làm gì nếu nghi ngờ một người bị lạm dụng tình dục?

Theo khuyến nghị của Psychology Today, nếu bạn nghi ngờ hoặc lo ngại về việc một người bị lạm dụng tình dục, bạn nên hỏi họ trực tiếp một cách nhẹ nhàng. Tiếp theo, điều quan trọng bạn nên làm lúc này là lắng nghe và tin tưởng tuyệt đối vào những thông tin mà nạn nhân cung cấp.

Nếu nghi ngờ con bạn rơi vào tình trạng bị lạm dụng, hãy tránh đặt trẻ vào những tình huống mà chúng có thể gặp phải kẻ phạm tội hoặc ở trong tình huống không có sự giám sát của người lớn cho đến khi vấn đề được xác định và giải quyết.

Hiểu cho cảm xúc họ mà không đưa ra lời khuyên hay bất kỳ phán xét nào (quan tâm vô điều kiện). Bên cạnh đó, bạn hãy cho họ biết là bạn luôn sẵn sàng có mặt bên cạnh và giúp đỡ họ và cho họ biết là luôn có người hỗ trợ và đồng hành cùng họ vượt qua chuyện này (chuyên gia tâm lý, bác sĩ, bệnh viện…).

Nếu một sự cố đã được xác nhận, hãy liên hệ với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền để báo cáo và yêu cầu sự hỗ trợ, giải quyết. Hiện nay, ngoài đường dây nóng 111 –  tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (do Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH quản lý) thì người dân tại TP.HCM có thể gọi đến các số điện thoại từ đường dây tư và hỗ trợ trẻ em như sau:
  • Số 1900.54.55.59 – Trung tâm Công tác xã hội Trẻ em TP.HCM 
  • Số 1800.90.69 – Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM.
  • Số 113 –  Cơ quan Công an.

Câu hỏi thường gặp

1. Lạm dụng tình dục trẻ em là gì?

Lạm dụng tình dục trẻ em (child sexual abuse) được định nghĩa là bất kỳ hành vi nào giữa một người trưởng thành lên một đứa trẻ hoặc giữa hai đứa trẻ và trong đó có một đứa lớn hơn; sử dụng hành vi ép buộc, cưỡng ép, thuyết phục vào tình huống có tính chất tình dục như phô bày bộ phận sinh dục, buộc trẻ cởi đồ hoặc thủ dâm, ép buộc xem nội dung phim khiêu dâm, có hành lạm dụng tình dục đụng chạm hoặc không (touching and non-touching).

2. Tại sao khi đàn ông bị lạm dụng tình dục họ thường chọn im lặng?

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, tỷ lệ nữ giới gặp phải quấy rối tình dục luôn cao hơn so với nam giới. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng nhận định rằng, sự chênh lệch này cũng có thể là do nhóm đối tượng nữ giới khi bị quấy rối tình dục sẵn sàng báo cáo để tìm sự hỗ trợ.

Ngược lại, nam giới thường chọn im lặng và chịu đựng, vì họ lo lắng rằng họ sẽ ít nhận được sự đồng cảm nếu báo cáo rằng bản thân bị quấy rối tình dục.

3. Làm thế nào để thoát khỏi một mối quan hệ có yếu tố lạm dụng tình dục?

Nếu bạn đang bị lạm dụng tình dục hoặc ngược đãi, hãy nhớ:

  • Bạn xứng đáng được đối xử tôn trọng.
  • Bạn xứng đáng có một cuộc sống an toàn và hạnh phúc.
  • Bạn không phải là nguyên nhân gây ra hành vi bạo hành của họ.
  • Bạn không phải chịu trách nhiệm khi bị đánh đập hoặc ngược đãi.
  • Bạn không đơn độc vì có nhiều người đang chờ để giúp đỡ bạn.

Thật sự không dễ để rời khỏi một mối quan hệ độc hại, vì đây là cả một quá trình dài cần có nhiều sự trợ giúp từ nhiều bên, từ gia đình, bạn bè và đặc biệt là những người có chuyên môn như bác sĩ và chuyên gia tâm lý.

Kết luận

Tóm lại, lạm dụng tình dục (sexual abuse) là gì? Lạm dụng tình dục là những hành vi mang tính lạm dụng (lợi dụng) có tính chất tình dục của người này đối với người khác.

Nạn nhân của lạm dụng tình dục có thể là bất kỳ ai, ở mọi độ tuổi, mọi ngành nghề. Vì thế, khi nhận được lời đề nghị giúp đỡ của một người cho rằng họ đang bị lạm dụng tình dục, bạn hãy nghiêm túc lắng nghe và đồng hành cùng họ. Hy vọng nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lạm dụng tình dục là gì, đồng thời cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sexual Abuse | Psychology Today
https://www.psychologytoday.com/us/basics/sexual-abuse
Truy cập ngày: 16.10.2024

Child Sexual Abuse Definition & Facts | Prevent Child Abuse NC
https://preventchildabusenc.org/resource-hub/about-child-sexual-abuse/
Truy cập ngày: 16.10.2024

Lạm dụng tình dục | UNICEF Việt Nam
https://www.unicef.org/vietnam/vi/ch%E1%BB%A7-%C4%91%E1%BB%81/l%E1%BA%A1m-d%E1%BB%A5ng-t%C3%ACnh-d%E1%BB%A5c
Truy cập ngày: 11.12.2023

Child Sexual Abuse | RAINN
https://www.rainn.org/articles/child-sexual-abuse
Truy cập ngày: 16.10.2024

Sexual abuse | NSPCC
https://www.nspcc.org.uk/what-is-child-abuse/types-of-abuse/child-sexual-abuse/
Truy cập ngày: 16.10.2024

Luật trẻ em 2016
https://tongdai111.vn/uploads/files/QH13(1).pdf
Truy cập ngày: 16.10.2024

Sexual Violence is Preventable | CDC
https://www.cdc.gov/violenceprevention/featuredtopics/sexual-violence.html?CDC_AA_refVal=https%3A%2F%2Fwww.cdc.gov%2Finjury%2Ffeatures%2Fsexual-violence%2Findex.html
Truy cập ngày: 16.10.2024

Sexual Abuse | The National Child Traumatic Stress Network
https://www.nctsn.org/what-is-child-trauma/trauma-types/sexual-abuse
Truy cập ngày: 16.10.2024

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders: DSM-5-TR. (2022). United States: American Psychiatric Association Publishing.

Phiên bản hiện tại

16/10/2024

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Sương

Cập nhật bởi: Phong Huỳnh


Bài viết liên quan

Thị dâm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Phô dâm là gì? Biểu hiện và cách xử lý khi gặp phải người mắc phô dâm


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Sương

Tâm thần · Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 16/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo