backup og meta

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bệnh lý thường gặp. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến bé sụt cân, suy dinh dưỡng mà còn có thể gây mất nước trầm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng.

Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa ra sao để bảo vệ sức khỏe của bé.

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là gì?

Nhiễm trùng đường ruột (đôi khi còn gọi là nhiễm trùng đường tiêu hóa) là tình trạng viêm đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào hệ tiêu hóa gây ra [1], [2].

Về mặt y học, thông thường, nhiễm trùng đường tiêu hóa còn được gọi là viêm dạ dày ruột [1]. Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột thường gặp phải các vấn đề như tiêu chảy, đau quặn bụng, đi tiêu phân nước liên tục trong nhiều ngày, thậm chí là phân có dính máu [1], [2].

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong thứ ba ở trẻ em trong độ tuổi từ 0 đến dưới 5 tuổi. Mỗi năm, ước tính có khoảng 443.832 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh tiêu chảy [3].

Vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non yếu nên nguy cơ bị nhiễm trùng đường ruột là rất cao, nhất là với trẻ em ở các nước đang phát triển, điều kiện vệ sinh kém, khan hiếm nước sạch [3], [4].

Triệu chứng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ 

Các biểu hiện nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp là [1], [2]:

  • Đau bụng: Triệu chứng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ điển hình. Cơn đau quặn bụng sẽ khiến bé quấy khóc, khó chịu. Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng [5].
  • Tiêu chảy: Dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá phổ biến. Bé thường đi phân lỏng, phân nước liên tục vài ngày. Phân của trẻ cũng có thể lẫn chất nhầy hoặc máu.[3].
  • Buồn nôn, nôn mửa: Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể khiến bé buồn nôn, nôn trớ thường xuyên [6].
  • Bú kém, chán ăn: Nhiễm trùng đường ruột nói riêng và các bệnh tiêu hóa nói chung đều khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp bất thường, khiến bé biếng bú, chán ăn [7].
  • Các triệu chứng khác: Sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ thể… cũng có thể là các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [6].

Khi phát hiện những biểu hiện nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần tìm cách khắc phục kịp thời để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.

Nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường ruột

3 nhóm tác nhân chính khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm trùng đường ruột là:

  • Virus: Rotavirus, Norovirus, Adenovirus, Astrovirus… là những “thủ phạm” gây nhiễm trùng đường ruột thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Vi khuẩn: Mẹ cần cảnh giác với các loại vi khuẩn thường gặp như Escherichia coli, Campylobacter, Salmonella, Shigella…
  • Ký sinh trùng: Đây cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các “thủ phạm” thường gặp là Giardia, Cryptosporidiosis…

2. Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Nhiễm trùng trong quá trình sinh: Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột trong quá trình sinh nở qua đường âm đạo nếu người mẹ bị nhiễm E.coli hoặc một số vi khuẩn khác [4].
  • Điều kiện vệ sinh môi trường kém: Nếu môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, các tác nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột có thể trực tiếp lây bệnh cho bé [4].
  • Hệ tiêu hóa còn non yếu: Sức đề kháng yếu cũng là một trong những yếu tố khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng đường ruột [8].
  • Người chăm sóc không đảm bảo vệ sinh: Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn từ người chăm sóc nếu họ không rửa tay sau khi thay tã, chạm vào thực phẩm sống hay bề mặt, vật dụng nhiễm khuẩn hoặc cho trẻ sử dụng đồ vật chưa tiệt trùng như núm vú giả, đồ chơi [4], [9].
  • Trẻ bị thiếu dinh dưỡng: Trẻ thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin (D, C, E), khoáng chất (như kẽm và selen) có thể suy yếu miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh [10].
  • Một số nguyên nhân khác: Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể xảy ra nếu bé có thói quen cho tay vào miệng khi tay đang bẩn [11].

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh

Nhiều cha mẹ băn khoăn không biết nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Câu trả lời là “Có”. Mặc dù đôi khi bệnh có thể tự khỏi trong thời gian ngắn, nhưng trong một số trường hợp, việc điều trị kịp thời và đúng cách là cần thiết. Nếu không, tình trạng nhiễm trùng đường ruột kéo dài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Mất nước: Đây là biến chứng cần được đặc biệt chú ý. Nhiễm trùng đường ruột khiến trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa và đôi khi là sốt. Do đó, cha mẹ cần bổ sung đủ chất lỏng cho bé và chú ý các triệu chứng mất nước thường gặp ở trẻ em như khô môi, mắt trũng sâu, bàn tay, bàn chân lạnh, tã khô, ngủ li bì…[1].
  • Tổn thương dạ dày và ruột: Nếu bệnh kéo dài mà không được điều trị, trẻ có thể bị tổn thương dạ dày và ruột, chẳng hạn như có các vết loét gây chảy máu bên trong đường tiêu hóa [6], [12].
  • Sụt cân: Tiêu chảy và biếng ăn, kém bú kéo dài có thể khiến trẻ bị sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé [3], [7].

Chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh

Bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh bằng các cách sau [1], [6]:

  • Hỏi về bệnh sử của trẻ
  • Kiểm tra tình trạng thể chất của bé
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm phân
  • Nội soi ruột… 

Việc chẩn đoán nhằm xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cần thiết để từ đó đề xuất biện pháp điều trị phù hợp

Điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh

1. Chăm sóc tại nhà

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể được theo dõi và chăm sóc tại nhà, nhất là khi bệnh ở mức độ nhẹ. Cha mẹ có thể tham khảo các biện pháp chăm sóc trẻ bị nhiễm trùng đường ruột sau đây:

Cung cấp đủ lượng chất lỏng

Với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ còn bú sữa, bạn nên duy trì cho bé bú sữa mẹ để giúp con nhận đủ chất lỏng, tránh bị mất nước [1], [13]. Trường hợp mẹ không thể cho con bú và cần dùng sữa ngoài, mẹ cần lưu ý đến chất lượng đạm sữa. Nhiều công thức sữa hiện nay có chứa đạm biến tính, trải qua xử lý nhiệt nhiều lần trở nên vón cục, dễ gây tiêu chảy, ọc trớ khiến tình trạng nhiễm trùng đường ruột bé đang gặp phải trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, để tránh nguy cơ này, mẹ hãy ưu tiên công thức sữa có quy trình xử lý nhiệt 1 lần, bảo toàn trên 90% đạm mềm tự nhiên giúp bé tiêu hóa tốt, hấp thu hiệu quả. Ngoài ra, sữa mẹ chọn cho con cũng cần đảm bảo hương vị thanh nhạt, giúp bé bú tốt hơn hoặc không bỏ sữa mẹ nếu cho bú kết hợp. Với trẻ lớn hơn đã ăn dặm hoặc ăn được thức ăn như người lớn, ngoài bổ sung sữa, bạn có thể cho bé uống bổ sung nước lọc, nước ép pha loãng, ăn cháo, súp, canh… để bổ sung chất lỏng. Không cho trẻ uống nước ép nguyên chất (không pha loãng), soda hoặc đồ uống thể thao. Những loại này có nhiều đường, có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn [13].

Cho trẻ dùng nước điện giải

Nhiễm trùng đường ruột thường gây tiêu chảy. Do đó, việc điều trị bằng nước điện giải hay Oresol cũng có thể cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng [3].

Theo dõi sát sao tình trạng của bé

Cha mẹ nên chú ý các biểu hiện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm trùng đường ruột để kịp thời phát hiện những bất thường và đưa bé đi khám. Việc theo dõi tình trạng phân của trẻ cũng rất cần thiết [1], [2].

Hạ sốt cho trẻ kịp thời

Tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đôi khi có thể gây sốt nhẹ. Bạn nên theo dõi thân nhiệt của bé và áp dụng các biện pháp hạ sốt an toàn cho trẻ [13].

2. Điều trị bằng thuốc và tại bệnh viện

  • Thuốc kháng sinh: Nếu trẻ sơ sinh nhiễm trùng đường ruột do virus thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Tuy nhiên, nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, việc điều trị nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ là cần thiết [1], [6].
  • Thuốc diệt ký sinh trùng: Nếu ký sinh trùng là nguyên nhân nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc diệt ký sinh trùng cho bé. Cha mẹ cần đảm bảo cho bé uống thuốc đúng liều lượng và thời gian [1], [6].
  • Nhập viện: Trong những trường hợp nặng, trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng đường ruột cần nằm viện để được điều trị đúng cách và kịp thời. Điều này thường xảy ra khi trẻ không uống được, bú kém, nôn mửa hoặc tiêu chảy ngày càng nhiều và có triệu chứng mất nước. Trong trường hợp này, trẻ sẽ được truyền dịch tĩnh mạch. Nếu bé cảm thấy khó chịu hoặc sốt, bác sĩ cũng có thể cho trẻ dùng acetaminophen theo đúng liều phù hợp [1], [6], [13].

Phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh

Để đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh, cha mẹ cần phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo hướng dẫn sau:

Phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột ở trẻ qua chăm sóc dinh dưỡng đúng cách

Ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ vì sữa mẹ giàu kháng thể và lợi khuẩn có tác dụng bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm trùng đường ruột [4]. Trong trường hợp dặm thêm sữa ngoài cho con hoặc mẹ cho bé bú ngoài hoàn toàn, mẹ cũng không cần lo lắng việc thiếu hụt kháng thể cho con nếu chọn cho con sản phẩm sữa có chứa hệ dưỡng chất BioPro+. Công thức này bao gồm những thành phần sau để giúp con tăng cường sức khỏe đường ruột và hạn chế nguy cơ các bệnh nhiễm trùng với:

  • HMO: là một loại prebiotic sẽ hỗ trợ sự phát triển của hệ vi sinh vật lợi khuẩn đường ruột. Qua đó, giúp cải thiện chức năng miễn dịch, ngăn khả năng bám dính của mầm bệnh, giúp bé tăng đề kháng và và giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng hay rối loạn tiêu hóa.
  • Chất xơ GOS: hỗ trợ tăng cường & nuôi dưỡng lợi khuẩn, từ đó cải thiện và nâng cao sức khỏe đường ruột, giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đủ khả năng chống lại mầm bệnh tấn công.

Cùng với đó, để yên tâm rằng bụng bé không gặp “rắc rối” khi tiêu hóa đạm sữa, mẹ cũng nên ưu tiên những sản phẩm sữa được sản xuất từ nguồn sữa NOVAS chất lượng châu Âu với quy trình sản xuất chỉ qua 1 lần xử lý nhiệt. Với quy trình này, đạm mềm, nhỏ tự nhiên trong sữa sẽ được bảo toàn, giúp hệ tiêu hóa non nớt của bé làm việc hiệu quả, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tiêu hóa.

Các biện pháp phòng ngừa khác [1], [2], [13]

  • Mọi người trong gia đình cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn để tránh lây nhiễm mầm bệnh cho bé.
  • Người chăm sóc trẻ nên rửa tay bằng xà phòng sau khi thay tã, chạm vào thực phẩm sống, trước khi pha sữa và trước khi tiếp xúc với trẻ.
  • Đảm bảo tiệt trùng bình sữa, dụng cụ ăn uống của trẻ đúng cách.
  • Đảm bảo nguồn thực phẩm của bé đạt chuẩn vệ sinh an toàn, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Sơ chế sạch sẽ và nấu chín kỹ thực phẩm trước khi cho bé ăn.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, phòng bếp, nhà vệ sinh để đảm bảo môi trường sống của bé sạch sẽ.
  • Không nên cho trẻ nhỏ chạm vào các loài bò sát, chim, gà, vịt và các động vật có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.
  • Cho trẻ uống vắc xin phòng ngừa Rotavirus  đầy đủ và đúng lịch.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc phòng ngừa bệnh là cần thiết để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Bowel infections https://www.healthdirect.gov.au/bowel-infections Truy cập ngày 16/10/2024

2. Gastroenteritis in children https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/gastroenteritis-in-children Truy cập ngày 16/10/2024

3. Diarrhoeal disease https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/diarrhoeal-disease Truy cập ngày 16/10/2024

4. Gastroenteritis and Intractable Diarrhea in Newborns https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7123415/ Truy cập ngày 16/10/2024

5. Abdominal Pain in Infants: 8 Possible Reasons Your Baby’s Tummy Hurts https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/abdominal/Pages/Abdominal-Pains-in-Infants.aspx Truy cập ngày 16/10/2024

6. Gastroenteritis https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/gastroenteritis Truy cập ngày 16/10/2024

7. Poor Appetite in Children – Causes, and Tips to Improve https://www.narayanahealth.org/blog/poor-appetite-in-children-causes-and-tips-to-improve Truy cập ngày 16/10/2024

8. Neonatal gut microbiome and immunity https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8729197/ Truy cập ngày 16/10/2024

9. Underestimated Risks of Infantile Infectious Disease from the Caregiver’s Typical Handling Practices of Infant Formula https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6611816/ Truy cập ngày 16/10/2024

10. Effects of Malnutrition on the Immune System and Infection and the Role of Nutritional Strategies Regarding Improvements in Children’s Health Status: A Literature Review https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10780435/ Truy cập ngày 16/10/2024

11. Why is my child always sick? A pediatrician answers your questions   https://health.choc.org/why-is-my-child-always-sick-a-pediatrician-answers-your-questions/ Truy cập ngày 16/10/2024

12. 7 common causes of pediatric GI bleeding, plus treatment information https://utswmed.org/medblog/gi-bleeding-children/ Truy cập ngày 16/10/2024

13. Gastroenteritis (Stomach Flu) https://kidshealth.org/en/parents/gastroenteritis.html Truy cập ngày 16/10/2024

Phiên bản hiện tại

25/10/2024

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Phạm Thị Thanh Thảo

Sản - Phụ khoa · Phòng khám Quốc tế Mỹ AIC


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 25/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo