Bệnh mãn tính (mạn tính) là tình trạng bệnh kéo dài. Tỷ lệ xuất hiện bệnh mãn tính ngày càng nhiều với độ tuổi trẻ hóa dần.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Bệnh mãn tính (mạn tính) là tình trạng bệnh kéo dài. Tỷ lệ xuất hiện bệnh mãn tính ngày càng nhiều với độ tuổi trẻ hóa dần.
Vậy bệnh mãn tính là gì? Bệnh gì được gọi là bệnh mãn tính? Làm sao để người bệnh sống chung với bệnh? Hãy đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh mãn tính và cách sống chung với bệnh nhé!
Bệnh mãn tính (mạn tính) thường là các bệnh không lây truyền từ người này sang người khác. Có 4 loại bệnh mãn tính chính, bao gồm:
Có 4 đặc điểm để nhận dạng bệnh mãn tính:
Bệnh mãn tính xuất hiện rất phổ biến ở người lớn tuổi. Nhưng gần đây, độ tuổi này dần trẻ hóa và xuất hiện nhiều hơn ở tầng lớp người trẻ. Dưới đây là 12 bệnh mãn tính thường gặp bao gồm:
Trên đây không phải là danh sách đầy đủ của các bệnh mãn tính mà là những loại bệnh mãn tính thường gặp.
Các bệnh mãn tính có chung các triệu chứng đặc trưng của bệnh gây đau đớn, mệt mỏi và rối loạn tâm trạng người bệnh. Người bệnh đôi khi sẽ phải chịu cơn đau và mệt mỏi thường xuyên hằng ngày. Điều này đòi hỏi người bệnh phải thực hiện việc chăm sóc bản thân như uống thuốc, tập thể dục.
Bệnh sẽ gây ra nhiều thay đổi về ngoại hình và gây ra nhiều cảm giác tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh. Những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tâm trạng như trầm cảm và lo âu. Đây là những tình trạng phổ biến của những người mắc bệnh mãn tính, nhưng chúng hoàn toàn có thể được điều trị.
Tình trạng mắc bệnh mãn tính cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của người mắc phải. Người bệnh sẽ phải thay đổi cách làm việc để đối phó với triệu chứng bệnh và các hạn chế về thể chất khác. Đây là ảnh hưởng liên quan đến tài chính một cách trực tiếp. Người bệnh mãn tính có thể phải đối mặt với nhiều tình trạng nguy hiểm khi không nhận được sự hỗ trợ tài chính.
Chất lượng cuộc sống của người bệnh mãn tính cũng sẽ đi xuống vì có nguy cơ họ sẽ không tự chăm sóc được cho bản thân. Người bệnh sẽ phải nhờ đến những người thân trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ. Điều này khiến họ sẽ cảm thấy mất kiểm soát và trở nên lo lắng về tương lai của bản thân và những người thân xung quanh.
Việc mắc bệnh mãn tính không chỉ ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn gây ảnh hưởng nặng nề về mặt tinh thần của người bệnh. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy chán nản, lo lắng, thất vọng, tức giận, tuyệt vọng về tình trạng bệnh. Về lâu dài điều này sẽ gây ra căng thẳng có thể dẫn đến trầm cảm. Tuy nhiên, những cảm xúc này không chỉ xảy ra với người bệnh mà còn có thể ảnh hưởng đến những người thân trong gia đình, đặc biệt là người chăm sóc người bệnh.
Như đã đề cập, bệnh mãn tính không có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn và có ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh và người thân. Vì thế, người bệnh nên học cách chung sống hòa bình với bệnh thay vì để những cảm xúc tiêu cực điều khiển tâm trạng bản thân. Để chung sống với bệnh, bạn hãy:
Bệnh mãn tính (mạn tính) có thể là ác mộng đối với người bệnh. Tuy nhiên, nếu học được cách chung sống và kiểm soát bệnh tình, người bệnh vẫn sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc và an vui.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!