Điều trị xơ gan giai đoạn 3 khá khó khăn và rất cần sự kiên nhẫn từ người bệnh và gia đình. Điều quan trọng nhất là tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ phụ trách, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để kiểm soát các triệu chứng.
Xơ gan giai đoạn 4 (giai đoạn cuối)
Bước vào giai đoạn cuối, gan gần như đã bị xơ hóa toàn bộ. Các hoạt động của gan cũng bị đình trệ hoàn toàn. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối diện với rất nhiều biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan (còn gọi là hôn mê gan), tăng áp lực tĩnh mạch cửa và ung thư gan.
Các triệu chứng bệnh xơ gan giai đoạn cuối sẽ tương tự như giai đoạn 3 nhưng ở mức độ nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải các tình trạng sau:
- Tâm lý, tính cách thay đổi
- Thường xuyên buồn ngủ, thậm chí hôn mê do não bị nhiễm độc
- Suy thận gây tiểu ít, tiểu khó khăn
- Viêm màng bụng
- Dịch ứ đọng trong ổ bụng làm tăng nguy cơ vỡ tĩnh mạch thực quản
Xơ gan giai đoạn cuối không có phương pháp điều trị. Thời gian sống của người bệnh sẽ vào khoảng 12 tháng. Do đó, cách tốt nhất là phát hiện và điều trị xơ gan sớm nhất có thể.
Cách phát hiện sớm bệnh xơ gan

Bạn có thể nhận biết sớm tình trạng xơ gan thông qua các biểu hiện đặc trưng của bệnh, yếu tố rủi ro và các buổi thăm khám sức khỏe định kỳ.
Dựa trên triệu chứng bệnh xơ gan
Mặc dù không quá rõ ràng nhưng xơ gan giai đoạn sớm vẫn có một số triệu chứng nhất định, bao gồm:
- Thường xuyên mệt mỏi dù không lao động quá sức
- Cảm giác ăn không ngon, sụt cân
- Nổi mề đay, mẩn ngứa
- Mạch máu nổi lên như mạng nhện
- Nổi ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc móng tay trắng
- Dễ bị bầm tím
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!