2. Vệ sinh cá nhân và massage cho bé

Ngoài vệ sinh phòng ốc và môi trường xung quanh, trẻ cũng cần được đảm bảo về vệ sinh cá nhân của bản thân. Tuy nhiên, vì da của trẻ sơ sinh khá mỏng manh và dễ bị tổn thương nên bạn cần phải rất cẩn trọng khi làm vệ sinh cho trẻ.
- Sử dụng các loại dầu massage phù hợp với da của bé, dầu dừa thường được các bác sĩ khuyên dùng cho trẻ sinh non.
- Tắm cho trẻ hằng ngày bằng bọt biển với nước đun sôi để ấm.
- Nếu có thể, bố mẹ nên trực tiếp massage cho bé vì sự tiếp xúc của bố mẹ sẽ giúp phát triển các cấu trúc liên kết trong cơ thể bé và giúp trẻ tăng cân dễ dàng hơn.
- Vào mùa lạnh, bạn nên thoa dầu dưỡng ẩm cho trẻ 2 lần mỗi ngày.
- Bạn nên chăm sóc trẻ bằng phương pháp kangaroo (phương pháp da kề da). Đây là một phương pháp thường được các chuyên gia khuyến khích áp dụng đối với trẻ sinh non. Phương pháp này giúp giữ ấm cơ thể, ổn định nhịp thở, giúp trẻ ngủ ngon và phát triển tinh thần lẫn thể chất của trẻ.
3. Điều chỉnh nhiệt độ phòng
Bạn nên giữ nhiệt độ phòng của trẻ ở mức ổn định. Vào mùa lạnh, hãy giữ ấm phòng bằng máy sưởi. Bạn nên lưu ý đặt máy sưởi cách xa bé ít nhất 2 mét. Vào mùa nóng, hãy đảm bảo phòng mát mẻ và thoáng khí.
4. Cho bé bú
Một vấn đề khác bạn cần phải lưu ý chính là việc cho bé bú tại nhà. Các bác sĩ thường khuyến khích các mẹ cho bé bú trực tiếp, tuy nhiên, nếu trẻ gặp phải các vấn đề về mút hoặc nuốt, bạn cũng có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để cho bé uống sữa.
- Bạn nên cho bé bú vào mỗi 2 – 3 tiếng.
- Cho bé bú lượng sữa theo đề nghị của bác sĩ, cố gắng cho bé bú càng nhiều càng tốt.
- Không cho bú khi trẻ đang ngủ. Bạn có thể đánh thức bé bằng cách cù dưới bàn chân hoặc cọ xát nhẹ dưới tai. Lưu ý: Tiến hành các động tác một cách nhẹ nhàng vì da bé sơ sinh rất mỏng và dễ bị tổn thương.
- Khi cho bé bú, mẹ nên nâng nhẹ đầu bé lên cao hơn so với bụng để tránh trào sữa.
- Cho bé ợ hơi sau mỗi lần bú bằng cách vỗ nhẹ nhàng vào lưng bé. Trong lúc ngủ, đầu trẻ nên được nâng cao hơn cơ thể để tránh tình trạng trẻ bị nôn. Bạn nên đặt một miếng vải mềm hoặc khăn mỏng (dày khoảng 3 – 5cm) dưới đầu và ngực của bé.
- Trẻ sinh non có thể không bú trực tiếp được do các vấn đề về mút, nuốt và thở, bạn có thể sử dụng muỗng hoặc katori (một dụng cụ hỗ trợ cho trẻ uống sữa). Tuy nhiên, bạn nên cố gắng cho trẻ bú trực tiếp, như vậy sẽ có lợi hơn cho quá trình bú mẹ của trẻ sau này.
- Bạn có thể dùng máy để hút sữa và cho trẻ uống bằng bình hoặc bằng muỗng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phải đảm bảo rằng tất cả các vật dụng được tiệt trùng trước và sau khi sử dụng.
5. Đến gặp bác sĩ
Bạn không được quên bất kỳ cuộc hẹn định kỳ nào với bác sĩ. Nếu nhận thấy các tình trạng bất thường hoặc không kiểm soát được, bạn phải liên hệ ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn kịp thời. Bạn cũng hãy nhớ đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng lịch mà bác sĩ đã chỉ định.
Trẻ sinh non là những đứa trẻ rất yếu ớt và cần sự chăm sóc vô cùng đặc biệt. Bạn nên hỏi rõ bác sĩ về những cách chăm sóc bé tại nhà và trao đổi với họ thường xuyên để có thể nắm bắt và kiểm soát được tình trạng của bé. Khi muốn thử một phương pháp chăm sóc mới, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng để tránh những rủi ro có thể gặp phải. Hello Bacsi hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà hiệu quả và an toàn!
Phương Quỳnh/HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!