backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Truyền máu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 20/05/2022

    Truyền máu

    Tìm hiểu chung

    Truyền máu là gì?

    Truyền máu là một thủ thuật y tế thông thường, trong đó bác sĩ sẽ truyền máu  thông qua một ống hẹp đặt trong tĩnh mạch trên cánh tay của người bệnh.

    Mục đích của thủ thuật này là thay thế máu bị mất do phẫu thuật hoặc chấn thương. Ngoài ra, phương pháp này cũng hữu ích nếu bạn có một số bệnh ngăn cơ thể tạo máu.

    Khi nào bạn cần được truyền máu?

    Truyền máu thường được thực hiện vì nhiều mục đích khác nhau, như trong phẫu thuật, điều trị chấn thương hoặc các rối loạn chảy máu.

    Máu gồm có:

    • Các tế bào hồng cầu mang oxy và giúp loại bỏ các chất thải
    • Tế bào trắng giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng
    • Huyết tương là phần chất lỏng trong máu 
    • Tiểu cầu giúp máu đóng cục đúng cách

    Truyền máu cung cấp một hoặc nhiều phần máu mà người bệnh cần, với các tế bào hồng cầu phổ biến nhất. Bạn cũng có thể nhận toàn bộ máu có chứa tất cả thành phần nhưng phương pháp này hiếm khi được thực hiện.

    Rủi ro

    Nhận biết và phòng bệnh sốt siêu vi

    Truyền máu có thể gây ra những rủi ro nào?

    Nói chung, thủ thuật này được coi là an toàn, nhưng vẫn có một số rủi ro. Đôi khi các biến chứng sẽ xuất hiện ngay lập tức, nhưng một số khác có thể xuất hiện sau một khoảng thời gian.

    Sốt: Nếu bạn bị sốt từ 1 – 6 giờ sau khi truyền máu thì đây không phải là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc đau ngực, đây có thể là dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.

  • Phản ứng dị ứng: Bạn có thể gặp phản ứng dị ứng với máu nhận được, ngay cả khi đó là nhóm máu phù hợp. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể cảm thấy ngứa và nổi mề đay. Bạn có khả năng bị phản ứng dị ứng trong quá trình truyền máu hoặc rất lâu sau đó.
  • Phản ứng tan máu miễn dịch cấp tính: Biến chứng này rất hiếm, nhưng cần phải được cấp cứu ngay. Nó xảy ra khi cơ thể tấn công các tế bào hồng cầu trong máu được truyền vào. Điều này thường diễn ra trong hoặc ngay sau khi làm thủ thuật. Lúc này, bạn sẽ gặp các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, đau ở ngực hoặc lưng dưới, nước tiểu có màu đậm.
  • Phản ứng tán huyết xảy ra trễ: Tình trạng này tương tự như phản ứng tan máu miễn dịch cấp tính, nhưng nó xảy ra từ từ.
  • Phản ứng phản vệ: Phản ứng phản vệ xảy ra trong vòng vài phút sau khi bắt đầu truyền máu và có thể đe dọa tính mạng. Bạn có thể bị sưng mặt và cổ họng, khó thở và huyết áp thấp.
  • Chấn thương phổi cấp tính liên quan đến truyền máu (TRALI): Đây là một phản ứng hiếm gặp, nhưng có khả năng gây tử vong. Tình trạng này xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi bắt đầu truyền máu. Người bệnh sẽ bị sốt và huyết áp thấp. Bệnh sẽ làm hỏng phổi. Nguyên nhân gây chấn thương phổi là do các kháng thể hoặc các chất khác trong máu mới sẽ làm tổn thương cơ quan này.
  • Nhiễm trùng máu: Nhiễm trùng máu có thể xảy ra nếu máu hiến tặng có nhiễm virus hoặc vi khuẩn từ người hiến.
  • HIV: Khả năng nhiễm HIV thông qua máu được hiến tặng là 1/2.000.000 (rủi ro thấp hơn so với bị sét đánh).
  • Viêm gan B và C: Cơ hội mắc viêm gan B của người nhận máu là khoảng 1/300.000 và nguy cơ mắc bệnh viêm gan C là khoảng 1/1.500.000.
  • Quá tải sắt: Bạn có thể bị quá tải chất sắt trong máu nếu truyền máu nhiều lần. Điều này có thể làm tổn thương tim và gan.
  • Bệnh ghép chống chủ: Biến chứng này cực kỳ hiếm, nhưng thường gây tử vong. Nó xảy ra khi các tế bào bạch cầu trong máu mới tấn công tủy xương. Bạn có thể dễ gặp phải biến chứng này nếu có hệ miễn dịch yếu.
  • Quy trình thực hiện

    Hiểu đúng về cơ chế tái tạo máu và nguyên tắc truyền máu

    Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện?

    Bác sĩ sẽ kiểm tra máu của bạn trước khi truyền máu để xác định xem nhóm máu là A, B, AB hay O và liệu máu của bạn là Rh dương tính hay Rh âm tính. Máu được truyền phải tương thích với nhóm máu của người bệnh.

    Bạn hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn từng có một phản ứng với truyền máu trong quá khứ.

    Quá trình thực hiện

    Truyền máu thường mất từ 1-4 giờ, tùy thuộc vào phần máu bạn nhận được và lượng máu cần thiết.

    Máu người hiến được lưu trữ trong một túi nhựa. Bác sĩ sẽ truyền máu này theo ống dẫn đi vào tĩnh mạch. Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ được ngồi hoặc nằm để máu di chuyển dễ dàng hơn.

    Nhân viên y tế sẽ theo dõi bạn trong suốt quá trình và thực hiện các biện pháp đo huyết áp, nhiệt độ và nhịp tim. Hãy nói với y tá ngay lập tức nếu bạn có:

    • Sốt
    • Khó thở
    • Ớn lạnh
    • Ngứa bất thường
    • Đau ngực hoặc đau lưng
    • Một cảm giác khó chịu

    Sau khi truyền máu

    Bác sĩ sẽ gỡ bỏ hết kim và ống dẫn sau khi máu được truyền xong. Bạn có thể có một vết bầm xung quanh vị trí kim, nhưng sẽ biến mất trong một vài ngày.

    Bạn có thể cần xét nghiệm máu thêm để xem cơ thể phản ứng với máu của người hiến và kiểm tra công thức máu của bạn.

    Một số tình trạng đòi hỏi nhiều hơn một lần truyền máu.

    Đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị khó thở, đau ngực hoặc đau lưng trong những ngày ngay sau khi truyền máu.

    Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 20/05/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo