Tham vấn y khoa: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm · Nhi khoa · Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Becamex Bình Dương
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Tình trạng nguy hiểm này có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ em nào dưới 1 tuổi.
Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết rõ về hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudden infant death syndrome – SIDS) không phải là một căn bệnh hay một bệnh lý thông thường, mà là một chẩn đoán được đưa ra khi trẻ dưới 1 tuổi tử vong đột ngột mà không thể tìm ra nguyên nhân chính xác ngay lập tức. Hội chứng này không thể dự đoán trước hoặc ngăn ngừa ngay tức thì được và thường xảy ra vào mùa đông. Theo một báo cáo tại Mỹ, khoảng 2.300 trẻ sơ sinh tử vong vì SIDS mỗi năm. Một số em bé có nhiều nguy cơ hơn giai đoạn từ 1 đến 4 tháng tuổi, bệnh phổ biến ở bé trai hơn bé gái và hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra trong những tháng mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân.
Mặc dù hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào, nhưng thông thường, tình trạng này thường xuất hiện vào thời điểm trẻ đang ngủ, trong khoảng thời gian giữa 10 giờ tối và 10 giờ sáng. Do đó, đôi khi SIDS được gọi là “chết trong cũi’ hoặc “chết trong nôi’.
Hầu hết các ca tử vong xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, nhất là trong 6 tháng đầu đời. Một em bé khỏe mạnh cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này, trong đó, bé trai bị đột tử nhiều hơn bé gái.
Mặc dù nguyên nhân khiến trẻ bị đột tử vẫn chưa được xác định, nhưng các nhà nghiên cứu đưa ra giả thiết về tình trạng đột tử sơ sinh là do bé có những bất thường về não khiến việc hô hấp, kiểm soát hơi thở khi ngủ cũng như khả năng tỉnh giấc bị rối loạn. Sự kết hợp của các yếu tố thể chất và môi trường giấc ngủ có thể khiến trẻ em dễ bị đột tử sơ sinh, mặc dù điều này khác nhau ở từng trẻ:
Các yếu tố thể chất liên quan đến SIDS bao gồm:
Các vật dụng trong nôi và tư thế ngủ của trẻ có thể “kết hợp’ với các vấn đề về thể chất của bé và làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, bao gồm:
Mặc dù đột tử ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ở bất kỳ em bé nào, nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh hơn, từ đó có các biện pháp giúp bảo vệ trẻ khỏi SIDS. Các yếu tố có thể khiến trẻ tăng nguy cơ mắc phải đột tử bao gồm:
Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cũng có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, đặc biệt nếu:
Trẻ bị đột tử sơ sinh không có triệu chứng kèm theo hoặc dấu hiệu cảnh báo nào. Trẻ không bị đau, không khóc hoặc có bất kỳ khó chịu gì trước đột tử. Tuy vậy, trẻ có thể có vấn đề về hô hấp hoặc dạ dày nhưng không nghiêm trọng trong vài tuần trước đó.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu trẻ sinh non, nhẹ cân hoặc có bất kỳ vấn đề nào về hô hấp, trẻ phải được theo dõi ở bệnh viện để tránh đột tử. Dù vậy, trẻ vẫn có thể đột tử khi ngủ bất cứ lúc nào, kể cả đang khỏe mạnh. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để bé được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất.
Không có xét nghiệm nào có thể kết luận chính xác trẻ có thể bị đột tử hay không. Việc loại trừ hoặc ngăn ngừa các yếu tố rủi ro có thể giúp phòng ngừa nguy cơ trẻ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
>>> Bạn có thể xem thêm: 10 bước làm giảm nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Nhi khoa · Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Becamex Bình Dương
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!