Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, rất dễ lây lan, ảnh hưởng đến mũi, cổ họng, khí quản và đôi khi là da. Bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt là ở trẻ em.
Thông tin kiểm chứng bởi: Lan Quan
Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, rất dễ lây lan, ảnh hưởng đến mũi, cổ họng, khí quản và đôi khi là da. Bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt là ở trẻ em.
Tham khảo ngay những thông tin trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để hiểu rõ hơn về bệnh bạch hầu, từ đó có cách đối phó với căn bệnh nguy hiểm này.
Bạch hầu là một căn bệnh truyền nhiễm do chủng vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Vi khuẩn này tạo ra độc tố khiến một lớp màng màu xám bất thường phát triển và tích tụ trong mũi và cổ họng, có thể dẫn đến ngạt thở.
Người mắc bệnh bạch hầu thường cảm thấy khó thở, khó nuốt và gặp phải các vấn đề về nhịp tim, thậm chí tử vong. Thống kê cho thấy, khoảng 10% những người tiếp xúc với bệnh bạch hầu chết vì căn bệnh này.
Ở những vùng khí hậu ấm, người mắc bệnh bạch hầu cũng có thể phát triển các vết loét trên da không lành và có thể được bao phủ bởi mô màu xám, gọi là bạch hầu ngoài da.
Bệnh bạch hầu có thể được điều trị bằng thuốc, nhưng ngay cả khi được điều trị, bệnh vẫn có thể gây tử vong, nhất là ở trẻ em. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây tổn thương tim, thận và hệ thần kinh.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến nghị tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn để ngăn ngừa bệnh bạch hầu.
Có hai loại bệnh bạch hầu chính, bao gồm bệnh bạch hầu hô hấp cổ điển và bệnh bạch hầu ngoài da:
Corynebacterium diphtheriae là tác nhân gây ra bệnh bạch hầu. Chủng vi khuẩn này thường nhân lên trên hoặc gần bề mặt của cổ họng hoặc da, tạo ra một loại độc tố làm hỏng các tế bào mô hô hấp và da.
Vậy, bệnh bạch hầu có lây không? Câu trả lời là có. Vì đây là căn bệnh do vi khuẩn gây ra, nên vi khuẩn bạch hầu có thể lây lan từ người sang người. Những con đường lây lan của bệnh bạch hầu bao gồm:
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu bao gồm:
Sau khi nhiễm vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, các triệu chứng có thể xảy ra sau 2-5 ngày, nhưng cũng có trường hợp sau 10 ngày mới có biểu hiện bệnh. Các triệu chứng của bệnh bạch hầu phụ thuộc vào bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng.
Vi khuẩn bạch hầu thường xâm nhập vào hệ hô hấp, bám vào niêm mạc của các cơ quan hô hấp, gây ra các triệu chứng như:
Đôi khi, bệnh bạch hầu gây nhiễm trùng da với các triệu chứng gần như tương tự với các bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn khác, bao gồm:
Bệnh bạch hầu có thể dẫn đến một số biến chứng lâu dài. Nếu không điều trị, các biến chứng cực kỳ nghiêm trọng và có nguy cơ gây tử vong của bệnh bạch hầu có thể bao gồm:
Khi được điều trị kịp thời và đúng cách, hầu hết bệnh nhân đều sống sót sau những biến chứng này, nhưng quá trình phục hồi thường chậm.
Đối với một số người, bệnh bạch hầu hô hấp có thể dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong của bệnh từ 5-10%, và cao hơn ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người lớn trên 40 tuổi.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bạch hầu bằng cách quan sát các triệu chứng và lấy mẫu xét nghiệm.
Tuy nhiên, cần có thời gian để vi khuẩn phát triển. Vì vậy, điều quan trọng là phải bắt đầu điều trị ngay nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu.
Quá trình điều trị bệnh bạch hầu có thể bắt đầu ngay khi có kết quả xét nghiệm chẩn đoán bệnh, thậm chí có trường hợp trước khi có kết quả chẩn đoán. Người bệnh cần phải nhập viện và cách ly để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.
Các phương pháp điều trị chính bao gồm:
Thông thường, những người mắc bệnh bạch hầu không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác sau 48 giờ kể từ khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải uống hết liệu trình kháng sinh để đảm bảo vi khuẩn đã được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể.
Quá trình điều trị bệnh bạch hầu thường kéo dài 2-3 tuần. Các vết loét da do bạch hầu thường lành trong vòng 2-3 tháng, nhưng có thể để lại sẹo.
Hiện nay, có một số loại vắc xin được sử dụng để ngăn ngừa bệnh bạch hầu:
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo rằng những người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu nên dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh. Đây là phương pháp điều trị dự phòng.
Ngoài ra, những người tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh bạch hầu cần:
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh bạch hầu. Mặc dù đây là căn bệnh nguy hiểm, nhưng có thể phòng ngừa được bằng việc tiêm vắc xin đầy đủ.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Thông tin kiểm chứng bởi:
Lan Quan
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!