Nguyên nhân gây bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ
Bệnh bại liệt do poliovirus gây ra. Có 3 loại virus và chúng lây lan qua tiếp xúc với phân bị nhiễm trùng. Điều này thường xảy ra khi trẻ không rửa tay hoặc rửa tay không đúng cách. Nguyên nhân cũng có thể bắt nguồn do sử dụng thực phẩm chứa virus. Ngoài ra, bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ còn xuất phát từ việc bé tiếp nhận virus trong không khí khi người khác ho hay hắt hơi. Virus này sẽ nằm trong phân của con trong vài tuần. Trẻ em dễ lây bệnh nhất ngay trước và sau khi các triệu chứng bắt đầu.
Nguy cơ trẻ nhỏ mắc bệnh bại liệt
Một đứa trẻ có nhiều rủi ro bị bại liệt hơn nếu bé ở trong khu vực có virus bệnh bại liệt còn hoạt động. Hiện nay, bệnh bại liệt không còn là vấn đề đáng quan ngại nhưng bạn vẫn luôn chú ý bởi các nước kém phát triển ở châu Á có ít cơ hội được tiếp cận với vắc xin bại liệt. Nếu cho con đi du lịch ở vùng nông thôn hay nước ngoài, bạn cần cẩn thận vì con có khả năng tiếp xúc với bạn bè nhiễm bệnh này.
Dấu hiệu bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ
Hầu hết trẻ em bị bại liệt không có triệu chứng. Tình trạng này được gọi là nhiễm trùng không điều trị, một số dạng khác gồm:
- Abortive: Bại liệt nhẹ không kéo dài
- Nonparalytic: Tình trạng này sẽ diễn ra trong thời gian ngắn
- Paralytic: Tình trạng này sẽ gây ra một vài dấu hiệu nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé
Dù mỗi trẻ có biểu hiện khác nhau nhưng các dấu hiệu bại liệt thông thường sẽ bao gồm:
- Sốt
- Ăn không ngon
- Buồn nôn và nôn mửa
- Đau họng
- Cơ thể không thoải mái
- Táo bón
- Đau vùng bụng.
Các triệu chứng đôi khi sẽ mất đi nhưng ngay sau đó, trẻ cũng bắt đầu có những biểu hiện như:
- Đau cơ ở cổ, thân, cánh tay và chân
- Cứng ở cổ và dọc theo cột sống
- Yếu ở tất cả các vùng cơ
- Táo bón nặng
- Thở yếu
- Giọng khò khè
- Khó nuốt
- Chảy nước dãi
- Khó chịu và tức giận.
Hầu hết trẻ em bị tê liệt dạng paralytic sẽ có thể hoạt động bình thường sau một thời gian nhưng vẫn có những trường hợp tử vong.