Quá trình phát triển thể chất ở trẻ nhỏ thường diễn ra rất nhanh, đặc biệt là từ lúc sơ sinh cho đến khi 2 tuổi. Là cha mẹ, bạn cần hiểu rõ về quá trình này để biết bé có đang phát triển bình thường hay không.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Quá trình phát triển thể chất ở trẻ nhỏ thường diễn ra rất nhanh, đặc biệt là từ lúc sơ sinh cho đến khi 2 tuổi. Là cha mẹ, bạn cần hiểu rõ về quá trình này để biết bé có đang phát triển bình thường hay không.
Sự phát triển thể chất ở trẻ nhỏ trong những năm đầu đời rất là quan trọng. Cách tốt nhất để xác định xem con yêu có phát triển đúng cách hay không là theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của trẻ. Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để biết quá trình này diễn ra như thế nào nhé.
Theo thời gian, cơ thể trẻ sẽ dần phát triển và hoàn thiện các bộ phận, các kỹ năng giống như người lớn. Đây được coi là sự phát triển thể chất ở trẻ nhỏ.
Dưới đây là một số dấu hiệu rõ rệt về sự phát triển thể chất ở trẻ:
Tay và chân của trẻ sẽ dần dài ra và cân xứng với thân và đầu. Bạn sẽ thấy bé yêu của mình trông thon thả hơn so với khi còn nhỏ.
Sự phát triển cơ bắp sẽ diễn ra nhanh để hỗ trợ cho việc di chuyển của bé con. Các cơ cánh tay và chân sẽ phát triển nhanh hơn các cơ ở ngón chân hoặc ngón tay. Ở giai đoạn này, bạn cần đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng để bé tăng trưởng và phát triển.
Trong thời thơ ấu, các sợi thần kinh trong não, đặc biệt là ở thùy trán phát triển rất nhanh. Khi trẻ được 2 tuổi, bộ não của trẻ đã đạt được 70% kích thước so với người trưởng thành. Khi lên sáu hoặc bảy, kích thước của bộ não đạt khoảng 90% so kích thước bình thường. Bạn có thể quan sát điều này thông qua việc đo chu vi vòng đầu của trẻ.
Đây là những kỹ năng cần thiết để thực hiện các hoạt động cơ bản như chạy, đi bộ, nhảy hoặc thậm chí là giữ thăng bằng cơ thể. Dưới đây là một số điều trẻ có thể làm:
Kỹ năng vận động tinh
Đây là những kỹ năng này giúp trẻ thực hiện được các hoạt động đòi hỏi sự khéo léo. Những kỹ năng này cũng liên quan đến sự phát triển não bộ:
Đến 12 tháng tuổi, chiều dài của bé sẽ tăng khoảng 50% so khi mới chào đời. Đến khi năm tuổi, kích thước này sẽ tăng gấp đôi so với chiều dài khi mới chào đời. Ngoài ra, theo ước tính của các chuyên gia, các bé trai sẽ đạt được một nửa chiều cao so với khi trưởng thành vào khoảng 24 tháng và các bé gái là khoảng 19 tháng tuổi.
Khi được một tuổi, cân nặng của trẻ sẽ bằng gấp ba lần cân nặng khi mới chào đời. Tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại sau năm đầu tiên. Trong thời gian từ 1 – 6 tuổi, cân nặng của bé sẽ tăng khoảng 2 kg mỗi năm.
Bé sẽ mọc răng cửa dưới khi được khoảng năm đến chín tháng tuổi. Răng cửa bên sẽ xuất hiện khi trẻ được khoảng tám đến mười hai tháng tuổi. Trẻ nhỏ tất cả 20 chiếc răng sữa. Thời điểm trẻ thay răng vĩnh viễn là từ 5 đến 13 tuổi.
Dưới đây là các giai đoạn phát triển thể chất ở trẻ em:
Dưới đây là một số hoạt động có thể hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ:
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý bổ sung dưỡng chất cho trẻ bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của cơ và xương.
Ngân Phạm/HELLO BACSI
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!