Nhịp tim chậm có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhịp tim chậm?
Tuổi tác một yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ tim đập chậm. Theo đó, các vấn đề về tim mạch có liên quan với nhịp tim chậm thường gặp ở người lớn tuổi.
Ngoài ra, nhịp tim chậm thường liên quan với tổn thương mô tim do một số loại bệnh tim gây ra. Do đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhịp tim chậm. Bạn cần thay đổi lối sống hay điều trị y khoa để làm giảm nguy cơ mắc bệnh do các yếu tố gây bệnh sau:
- Hút thuốc
- Uống rượu nhiều
- Sử dụng các loại thuốc kích thích
- Căng thẳng tâm lý hay rối loạn lo âu.
Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhịp tim chậm?
Để chẩn đoán nhịp tim đập chậm, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng, xem lại bệnh sử cá nhân và gia đình, tiến hành khám sức khỏe.
Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu một loạt các xét nghiệm để đo nhịp tim, thiết lập mối tương quan giữa nhịp tim chậm và các triệu chứng. Từ đó, kết quả các xét nghiệm sẽ giúp xác định các nguyên nhân có thể gây ra nhịp tim chậm. Trong đó, phổ biến nhất là điện tâm đồ (ECG hoặc EKG), một công cụ để đánh giá tốc độ đập của tim và đường dẫn truyền điện học trong tim.
Trong cách thức đo điện tâm đồ, bác sĩ sử dụng bộ cảm biến nhỏ (điện cực) gắn lên thành ngực và cánh tay, cổ chân để ghi lại tín hiệu điện khi đi qua tim. Bác sĩ có thể tìm kiếm các dạng điện tim bệnh lý trong những tín hiệu đó để xác định loại nhịp tim chậm. Đôi khi, tình trạng nhịp tim chậm thường thoáng qua, do đó, điện tâm đồ có thể không tìm ra bệnh. Phương pháp này chỉ có thể xác định nhịp tim chậm chỉ khi bạn đang thực sự mắc phải trong quá trình đo. Ngược lại, để thu nhận kết quả điện tim trong thời gian dài hơn, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh đeo máy Holter điện tâm đồ, theo dõi liên tục trong 24 đến 48 giờ.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể sử dụng kết quả điện tâm đồ trong khi thực hiện các xét nghiệm khác để biết rõ những tác động của nhịp tim chậm. Những xét nghiệm này bao gồm:
- Nghiệm pháp bàn nghiêng: xét nghiệm này giúp bác sĩ hiểu rõ hơn cơ chế thế nào nhịp tim chậm khiến bạn bị ngất xỉu. Ban đầu, bạn sẽ nằm ngang trên bàn, có đeo đai cố định để đảm bảo an toàn và sau đó bàn sẽ được từ từ dựng nghiêng rồi đứng lên như thể bạn đang đứng thẳng. Những thay đổi tư thế có thể gây ngất xỉu và giúp bác sĩ thiết lập một mối tương quan giữa nhịp tim và các cơn ngất xỉu bạn từng gặp phải;
- Kiểm tra thể lực: bác sĩ có thể theo dõi nhịp tim trong khi bạn đi trên máy chạy bộ hoặc xe đạp tại chỗ để xem liệu nhịp tim có tăng bình thường để đáp ứng với hoạt động thể lực cần gắng sức hay không.
Ngoài ra, bạn cũng cần làm một số xét nghiệm máu để sàng lọc bệnh có thể góp phần gây ra nhịp tim chậm, chẳng hạn như nhiễm trùng, suy giáp hoặc mất cân bằng điện giải. Nếu nghi ngờ chứng ngưng thở khi ngủ góp phần gây ra nhịp tim chậm, bạn có thể phải làm các xét nghiệm để theo dõi giấc ngủ của mình.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!