backup og meta

Mọc răng có khiến trẻ bị chảy nước mũi? Khi nào cần đưa bé đi khám?

Mọc răng có khiến trẻ bị chảy nước mũi? Khi nào cần đưa bé đi khám?

Sổ mũi, sốt, đau, khó chịu và trẻ bị chảy nước mũi khi mọc răng được nhiều mẹ xem là bình thường. Tuy nhiên, liệu điều này có đúng không? Hay thực chất, trẻ bị sốt mọc răng kèm ho và sổ mũi lại là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiệm trọng?

Mọc răng có thể khiến trẻ gặp một số khó chịu như đau nướu, phát ban, sốt… nhưng liệu trẻ bị sốt mọc răng có đi kèm với ho và sổ mũi? Đây là thắc mắc phổ biến của rất nhiều mẹ và những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn!

Trẻ mọc răng có bị sổ mũi không?

Chiếc răng đầu tiên sẽ mọc khi bé được khoảng 6 tháng tuổi và đên khi đủ 30 tháng, bé sẽ có một bộ răng hoàn chỉnh gồm 20 chiếc. Thời gian mọc răng cho mỗi chiếc thường mất 8 ngày với khoảng 4 ngày để bắt đầu mọc khỏi nướu và tiếp tục mọc trong 3-4 ngày sau đó.

Một số bà mẹ chia sẻ rằng, trong thời gian mọc răng, bé hay bị sốt, ho và chảy nước mũi. Vậy, liệu trẻ mọc răng có chảy nước mũi không?

Câu trả lời cho vấn đề “Trẻ mọc răng có bị ho sổ mũi không?” là “Không”. Một số nghiên cứu cho rằng, mọc răng không gây sổ mũi, sốt, tiêu chảy hoặc phát ban. Việc trẻ bị chảy nước mũi, ho khi mọc răng không phải do bản thân quá trình mọc răng mà do trẻ bị nhiễm trùng với các nguyên nhân như:

  • Stress khi mọc răng: Trẻ khi mọc răng thường trải qua một số cảm giác khó chịu, dẫn tới stress. Việc này khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Hệ miễn dịch trẻ có được từ khi vừa sinh ra và từ sữa mẹ sẽ giảm ở tuổi mọc răng nên trẻ dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Trẻ tương tác nhiều hơn với thế giới: Trẻ tuổi mọc răng bắt đầu cầm nắm, gặm, mút các vật xung quanh và tiếp xúc với nhiều loại mầm bệnh khác nhau.

Các triệu chứng thường gặp khi mọc răng

Mọc răng có khiến trẻ bị chảy nước mũi không?

Để biết trẻ bị chảy nước mũi khi mọc răng có bình thường không và trẻ mọc răng có sổ mũi không, bạn hãy tìm hiểu về những triệu chứng thường gặp và ít gặp ở bé mọc răng:

  • Quấy khóc nhẹ
  • Chảy nước dãi
  • Muốn nhai tất cả mọi thứ bé thấy
  • Phát ban mặt do nước dãi chứa các hạt thức ăn nhỏ kích thích da
  • Đau nướu nhẹ do vi trùng trong miệng xâm nhập vào nướu răng. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em đều có triệu chứng này.

Mọc răng thường ít gây ra các triệu chứng như:

  • Ho
  • Sốt cao
  • Ói mửa
  • Khóc quá nhiều
  • Ngủ không ngon
  • Không chịu uống
  • Tiêu chảy hoặc ra phân lỏng

Như vậy, có thể thấy, sổ mũi, chảy nước mũi không phải là một triệu chứng điển hình của trẻ đang mọc răng.

Trẻ bị chảy nước mũi không phải là do mọc răng mà có thể là do…

chảy nước mũi khi mọc răng

Mũi thường xuyên sản xuất chất nhầy, một loại chất lỏng giữ ẩm cho mũi và cản vi trùng xâm nhập. Lượng chất này thường chảy xuống cổ họng và vào cơ thể. Trẻ bị chảy nước mũi khi chất nhầy sản xuất quá nhiều và chảy qua mũi thay vì chảy xuống cổ họng. Dù có trong quá trình mọc răng hay không thì trẻ cũng có thể bị chảy nước mũi do:

  • Thời tiết lạnh: Thời tiết có thể gây ra phản ứng khiến cho cơ thể tiết ra nhiều chất nhờn hơn.
  • Khóc: Khi bé khóc, nước mắt có thể đi qua khoang mũi và vào mũi.
  • Kích ứng: Chảy nước mũi có thể do tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất kích thích, chẳng hạn như khói và ô nhiễm.
  • Cảm lạnhcúm: Những bệnh nhiễm trùng do virus này có thể làm cho khoang mũi đầy nước nhầy, tạo ra tắc nghẽn dẫn đến chảy nước mũi.
  • Viêm xoang: Trong thời gian bé bị bệnh, xoang chứa đầy chất nhầy nên có thể bị nhiễm trùng và tắc nghẽn. Tuy nhiên, các xoang của trẻ sơ sinh không phát triển đầy đủ và loại nhiễm trùng này không phổ biến ở trẻ sơ sinh.
  • Nhiễm trùng adenoid: Các adenoid là các mô ở mặt sau của mũi. Ở trẻ em, nhiễm trùng trong mô này có thể dẫn đến chảy nước mũi.

Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ bị chảy nước mũi khi mọc răng có thể do các nguyên nhân ít phổ biến hơn như:

  • Tắc cửa mũi sau: Bệnh lý này xảy ra khi xương hoặc mô đóng lại phía sau mũi. Nếu cả hai bên cửa mũi bị chặn, các bác sĩ thường phát hiện ra ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu chỉ một bên bị chặn, bác sĩ có thể phải mất thời gian hơn mới phát hiện.
  • Xương mũi hẹp: Khi xương ở mũi bị hẹp, hoạt động của mũi sẽ bị cản trở và gây chảy nước mũi.
  • Vách ngăn mũi bị lệch: Vách ngăn mũi là bức tường của xương và sụn phân cách hai bên của mũi. Trong một số trường hợp, vách ngăn có thể nghiêng về một bên và gây tắc nghẽn. Tật này có thể là bẩm sinh hoặc là hậu quả của một chấn thương mũi.
  • Polyp mũi: Những polyp này trong lớp lót của mũi có thể khiến trẻ bị chảy nước mũi.
  • U nang hoặc khối u ở mũi: Trong trường hợp hiếm hoi, mũi trẻ có thể có một số khối u cản trở sự lưu thông của dịch mũi. Khối u có thể do ung thư và thường chỉ phát triển ở một bên mũi.

Trẻ bị chảy nước mũi khi mọc răng: Khi nào nên đi khám?

Bạn nên đưa trẻ đi khám nếu:

  • Bé quấy khóc dữ dội hoặc bị sốt cao. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng tai.
  • Triệu chứng chảy nước mũi ở trẻ kéo dài hơn 10 ngày.

Nhiều người thường cho rằng trẻ bị chảy nước mũi khi mọc răng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy mọc răng gây ra chảy nước mũi, sốt, tiêu chảy, nôn mửa hoặc quấy khóc dữ dội. Vậy nên khi thấy trẻ có các triệu chứng kể trên, bạn hãy cho bé đi khám ngay để đề phòng trẻ bị một số nhiễm trùng nhé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Teething https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/teething/ Ngày truy cập: 07/08/2023

What You Should Know about Babies Teething? https://www.hopkinsallchildrens.org/ACH-News/General-News/What-You-Should-Know-about-Babies-Teething Ngày truy cập: 07/08/2023

Has my baby started teething? the signs to look out for https://www.nct.org.uk/baby-toddler/teething/has-my-baby-started-teething-signs-look-out-for Ngày truy cập: 07/08/2023

Baby teething symptoms https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/teething/baby-teething-symptoms/ Ngày truy cập: 07/08/2023

Rhinorrhea (Runny Nose) https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17660-runny-nose Ngày truy cập: 07/08/2023

Teething and a Runny Nose: Is This Normal? https://www.healthline.com/health/parenting/teething-and-runny-nose Ngày truy cập 06/12/2018

Is a runny nose during teething normal? https://www.medicalnewstoday.com/articles/322686.php Ngày truy cập 06/12/2018

Phiên bản hiện tại

07/08/2023

Tác giả: An Yên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: An Yên · Ngày cập nhật: 07/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo